Chủ Nhật, 08/09/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 1950: "Kẻ huỷ diệt" Alcides Ghiggia

Thứ Ba 27/05/2014 14:20(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Cùng với, Just Fontaine và Jairzinho, Alcides Ghiggia là một trong ba cầu thủ hiếm hoi giữ kỷ lục ghi bàn ở tất cả các trận đấu tại một kì World Cup.

Sau 12 năm trì hoãn vì chiến tranh thế giới lần thứ II, ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh được tái khởi động ở vùng đất được mệnh danh là “thiên đường bóng đá” – Brazil – nơi có những vũ công Samba “ăn bóng đá, ngủ bóng đá”, cháy hết mình vì trái bóng trên sân. Trên từng nẻo đường của World Cup 1950, Selecao cũng là ứng cử viên nặng ký nhất cho chức vô địch. Thậm chí, hơn nửa thiên niên kỷ trước, cả 10 người Brazil được hỏi đều tự tin khẳng định nước chủ nhà sẽ bước lên tột đỉnh vinh quang. Duy chỉ có một người không nghĩ vậy, đó là Alcides Ghiggia.

Alcides Ghiggia
Alcides Ghiggia

Ngày 16/7/1950 đã trở thành cột mốc u ám nhất trong lịch sử bóng đá Brazil. 200 nghìn CĐV nêm chặt SVĐ nổi tiếng Maracana cùng 52 triệu NHM ở xứ sở đầy nắng và gió ấy đã chết lặng trong đớn đau khi những bình luận viên điên dại hô lên “Gol, gol, gol, gol… Alcides Ghiggia!” Phút 79 trận phân định ngôi vương giữa Brazil và Uruguay, Alcides Ghiggia như “từ dưới đất chui lên”, nhận bóng bên cánh phải, bứt tốc độ cắm thẳng vào vòng cấm và rồi vuốt bóng đầy quyết đoán vào góc gần, làm những trái tim Samba rỉ máu.

Roberto Muylaert, nhà quay phim đã ghi lại hình ảnh lịch sử của Ghiggia, nói rằng ông quá may mắn vì có cơ hội “chộp” được bàn thắng của Ghiggia. Và rằng, những thước phim đen trắng ấy chẳng khác nào những gì Abraham Zapruder đã ghi lại về vụ ám sát tổng thống Kennedy ở Dallas. Roberto Muylaert miêu tả: "Cú sút của Ghiggia và đường đạn ám sát Kennedy giống nhau đến kỳ lạ. Chúng giống như tiếng sét đột ngột được ném vào giữa không trung. Chỉ có điều, mọi người hoảng loạn, la hét trong vụ Kennnedy, còn 200 nghìn CĐV trên sân Maracana lại chết đứng. Cái chân trái của Ghiggia đã vẽ nên đường đạn bắn hạ người Brazil”.

“Một ngày trước khi trận đấu diễn ra, tôi đã kí tặng cho hàng vạn người hâm mộ với dòng chữ ‘Brazil, nhà vô địch thế giới’”, Zizinho – một trong những ngôi sao sáng nhất trong lịch sử bóng đá Brazil nhớ lại. Còn HLV Flavio Costa lại chua xót cho biết: “Số phận đã cười vào mặt chúng tôi. Từ CĐV, cầu thủ, ban huấn luyện đến giới truyền thông, tất cả đều nghĩ rằng chiếc cúp vàng đã nằm gọn trong túi Brazil. Thật xấu hổ!”

Cho tới tận bây giờ, người ta vẫn không hiểu tại sao Brazil, đội bóng đã đè bẹp mọi đối thủ trên đường đoạt cúp vàng, lại bị hạ gục bởi Alcides Ghiggia – cầu thủ chỉ cao 1m69 và mới vẻn vẹn 23 tuổi đời. Trước khi gặp Uruguay ở trận đấu cuối cùng vòng đấu bảng thứ hai (World Cup 1950 không thi đấu theo thể thức knock-out mà chia ra 4 bảng vòng loại, chọn 4 đội dẫn đầu đá vòng bảng cuối cùng) Brazil đã đè bẹp Thụy Điển với tỷ số 7-1 và Tây Ban Nha với kết quả chung cuộc 6-1, trong khi Uruguay vất vả giải mã sức mạnh của “những chiến binh Viking” (thắng 3-2) và để “những chú bò tót” cầm hòa 2-2.

Sau 45 phút hiệp một trận Brazil – Uruguay, đội chủ nhà cũng chiếm thế thượng phong với 17 cú sút và có được bàn thắng chỉ 58 giây sau giờ nghỉ giải lao. Nhưng bàn san bằng tỷ số của Juan Alberto Schiaffino và giây phút thăng hoa của Ghiggia đã khiến giấc mơ bá vương của Selecao sụp đổ hoàn toàn. Sau ngày định mệnh ấy, từ điển ngôn ngữ thế giới ghi nhận thêm “tiếng lóng” Maracanazo, dùng để ám chỉ những thất bại không được mong đợi.

Trở về quê nhà, Ghiggia được đón tiếp như người hùng dân tộc. Điều đó cũng không có gì khó hiểu, bởi tiền đạo được đặt biệt danh “El Terminator” (Kẻ hủy diệt) hay “El Asesino” (Kẻ ám sát) đã đưa Uruguay lần thứ hai vô địch World Cup, đồng thời giữ vững kỷ lục bất bại ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Chiến thắng ở Brazil cũng giúp tiền đạo sinh năm 1926 có điểm tựa để “tung cánh” ở trời Âu. Ba năm sau ngày đăng quang cùng ĐT Uruguay, Ghiggia khăn gói lên đường tới AS Roma và sau đó là AC Milan. Tuy nhiên, cũng chính vì cách trở về mặt địa lý mà cầu thủ chạy cánh phải này không còn cơ hội khoác áo đội bóng mạnh nhất Nam Mỹ những năm đầu thế kỷ 20, khiến Uruguay không thể bảo vệ ngôi vương 4 năm sau đó và chứng kiến ĐT Tây Đức của huyền thoại Helmut Rahn lên ngôi lần đầu tiên, mở ra trang sử mới cho bóng đá châu Âu.

"Hồ sơ" Alcides Ghiggia

Tên đầy đủ: Alcides Edgardo Ghiggia
Ngày sinh: 22/12/1926
Nơi sinh: Montevideo, Uruguay
Chiều cao: 1m69
Vị trí: Tiền đạo cánh
Các CLB từng đầu quân: CA Peñarol (1948–1953), AS Roma (1953–1961) AC Milan (1961–1962), Danubio FC (1962–1968).
ĐTQG: Uruguay (1950–1952, ghi 4 bàn sau 12 trận), Italy (1957–1959, ghi 1 bàn sau 5 trận, đây là thời điểm các cầu thủ có thể khoác áo nhiều ĐTQG)
- Tháng 12/2009, Alcides Ghiggia được Liên đoàn bóng đá Brazil mời tới sân Maracanã và in lại "bàn chân vàng" trong phòng truyền thống, cùng với Vua bóng đá Pele, "Chú báo đen" Eusebio và ông hoàng bóng đá Franz Beckenbauer.

Tổng kết World Cup 1950

- Chủ nhà: Brazil
- Thời gian diễn ra: 24/6-16/7
- Đội bóng: 13- SVĐ: 6
- Vô địch: Uruguay (danh hiệu thứ 2)
- Á quân: Brazil
- Hạng ba: Thụy Điển
- Hạng tư: Tây Ban Nha
- Trận đấu: 22
- Tổng số bàn thắng: 88 (trung bình 4 bàn/ trận)
- Tổng số khán giả: 1.036.000 (trung bình 47.091 người/ trận)
- Vua phá lưới: Ademir (Brazil, 8 bàn)
 
Theo Zing

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X