Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Vén màn bí ẩn cái chết kinh hoàng nhất lịch sử World Cup

Thứ Tư 11/06/2014 08:47(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Số phận của Andres Escobar có nhiều liên hệ với một người trùng tên với anh, ông trùm ma túy Pablo Escobar.

Tin tức về cái chết của Andres Escobar thật sự đã tạo nên một cú sốc với cả đất nước Colombia và thế giới bóng đá. Anh qua đời ở tuổi 27, khi đang ở độ chín của sự nghiệp, và là người đội trưởng mẫu mực, trầm lặng và được yêu mến của đội tuyển quốc gia Colombia. Tình yêu mà người hâm mộ dành cho Andres Escobar, vô tình, cũng gần giống như tình yêu mà họ dành cho một người mang họ Escobar khác, ông trùm ma túy Pablo Escobar.

 

Pablo Escobar sở hữu một đế chế ma túy trị giá tới hàng tỷ USD vào thời điểm đó, là đối tượng truy lùng của cảnh sát nhưng lại là người hùng với hàng triệu dân nghèo Colombia bởi ông cung cấp cho họ nhà ở và việc làm, những điều chính phủ không làm được. Ông cũng dành tình yêu lớn cho bóng đá, xây nhiều sân vận động cho những đứa trẻ có chỗ vui chơi và thậm chí còn sở hữu một đội bóng là Atletico Nacional. Đội bóng này lên ngôi vô địch Copa Libetadores năm 1989 với rất nhiều ngôi sao quốc nội trong đội hình, trong đó có Andres Escobar.

Vào thập niên 80, các ông trùm ma túy khác theo chân Escobar đầu tư vào bóng đá, đầu tư tiền của vào xây dựng các đội bóng, trả lương hậu hĩnh để giữ chân các ngôi sao, tạo nên một cuộc hồi sinh của nền bóng đá nước này. Khi Pablo Escobar bị giam ở nhà tù Catedral ngoại ô Medelin, các thành viên của đội tuyển quốc gia Colombia thường xuyên tới thăm ông một cách bí mật.

Một bê bối xảy ra vào cuối năm 1993, khi thủ thành nổi tiếng với cú phá bóng kiểu bọ cạp Rene Higuita bị các nhà báo bắt gặp trên đường tới thăm Pablo Escobar. Nó không chỉ khiến Higuita bị loại khỏi danh sách dự World Cup 2014 tại Mỹ, mà còn đẩy anh vào vòng lao lý vì chính phủ Colombia cho rằng anh có liên hệ với ông trùm ma túy này. Ngày 2/12/1993, một ngày sau sinh nhật lần thứ 44 của mình, Pablo Escobar bị giết.

Kẻ chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này được cho là The Pepes, với sự hậu thuẫn của các băng nhóm buôn ma túy đối địch khác ở Medelin và sự giật dây từ phía sau của cảnh sát. Chính phủ Colombia tin rằng cái chết của ông trùm Escobar có thể chấm dứt tình trạng bạo lực tràn lan ở nơi này, nhưng họ đã nhầm. Mọi chuyện càng trở nên hỗn loạn hơn sau đó.

Nếu như trước đây, mọi việc trong thế giới ngầm ở thành phố Medelin đều phải hỏi qua ý kiến của Escobar, thì sau cái chết của ông, bất kỳ ai cũng trở thành “ông chủ” của riêng mình. HLV trưởng đội tuyển quốc gia Colombia, Maturana nói: “Khi Pablo Escobar chết, cả thế giới bàng hoàng và than khóc. Và kể từ lúc đó, bạn phải cảnh giác mọi lúc mọi nơi. Bạn không thể tin tưởng ai nữa, kể cả cảnh sát”.

Chàng hậu vệ Andres Escobar khi đó vừa cầu hôn bạn gái Cascardo của mình, và cũng đồng thời nhận được lời đề nghị chơi cho Milan ở mùa giải sau đó. Anh cũng có một niềm tin tuyệt đối rằng bóng đá có thể ngăn chặn bạo lực đang tàn phá quê hương mình. Nhưng với cái chết của ông trùm Pablo Escobar trước đó, cộng với thất bại gây sốc của đội tuyển Colombia trên đất Mỹ, mọi chuyện càng trở nên không thể kiểm soát nổi.

Theo VTC

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X