Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

“Quái thú Schumacher” và trận bán kết kỳ lạ

Thứ Năm 03/07/2014 09:17(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Ngày 8-7-1982, loạt sút luân lưu 11m đầu tiên trong lịch sử World Cup được giới thiệu tại SVĐ Ramon Sanchez Pizjuan của thành phố Seville (Tây Ban Nha). Chỉ riêng chi tiết lịch sử ấy đã nói lên sự đặc biệt của trận bán kết Đức - Pháp tại World Cup 1982. Nhưng trận đấu còn được nhớ đến bởi rất nhiều chi tiết thú vị khác. Khía cạnh tốt đẹp: đấy là một trong vài trận đấu hấp dẫn nhất trong suốt lịch sử World Cup. Khía cạnh tồi tệ: thủ môn nổi tiếng Harald Schumacher của Đức bỗng trở thành… con quái thú, hạ đo ván hậu vệ Pháp Patrick Battiston ở pha chơi xấu chắc chắn là tồi tệ nhất trên đấu trường World Cup.

Harald Schumacher (Đức) và pha bóng thô bạo nổi tiếng với Patrick Battiston (Pháp)
Harald Schumacher (Đức) và pha bóng thô bạo nổi tiếng với Patrick Battiston (Pháp)

Phút 65, khi tỷ số đang là 1-1, Michel Platini tung một đường chuyền bổng tuyệt vời, loại bỏ toàn bộ hàng phòng ngự Đức. Một mình Battiston lao theo đường bóng với 2 giải pháp đều rất dễ dàng để ghi bàn trong tư thế đối diện cầu thủ cuối cùng trong hàng ngũ đối phương, thủ môn Schumacher. Chỉ cần tương đối chuẩn xác, Battiston có thể đưa luôn quả bóng vào lưới. Kế hoạch B: anh sẽ vượt qua thủ môn Schumacher khi ấy đã xuất tướng, sau đó khống chế quả bóng và ghi bàn vào lưới trống. Nhưng trong khoảng 1 giây trước khi quyết định giải pháp, Battiston bỗng sợ đến cứng người, không còn khả năng làm bất cứ điều gì để xử lý tình huống nữa. Anh phát hiện Schumacher với gương mặt đằng đằng sát khí, tay nắm chặt, toàn thân toát lên sự đe dọa đến rợn người, đang lao thẳng vào mình ở tốc độ cực đại.

Kế đến, Battiston không còn biết trời trăng gì nữa, mà chỉ nghe kể lại sau này, hoặc xem lại băng ghi hình để nhận ra mình trong cú đụng độ ấy. Một bức ảnh ghi được khoảnh khắc Battiston “như đã chết rồi” đang rơi tự do, thân mình song song mặt đất, sau khi lãnh trọn đòn hủy diệt của Schumacher. Nhiều người thật sự nghĩ rằng Battiston đã chết khi anh được chụp oxy, khiêng ra xe cấp cứu và trực chỉ bệnh viện. Anh bị mất 2 chiếc răng, rạn nứt nhiều đốt sống, và nằm liệt giường trong bệnh viện suốt nhiều tuần lễ.

Quả bóng, đã lạc khỏi sự kiểm soát của Battiston trước đó, đi ra ngoài khung thành. Thật kinh ngạc: trọng tài người Hà Lan Charles Corver bình thản cho Schumacher đá quả phát bóng thay vì phải là phạt đền kèm theo thẻ đỏ. Đấy có thể là quyết định kỳ lạ nhất trong lịch sử World Cup của giới cầm còi. Cũng kỳ lạ không kém khi Schumacher lạnh lùng phát biểu sau đó: “Tôi không cố ý đưa Battiston vào bệnh viện. Tôi là thủ môn và tôi chỉ cần ghi nhớ, thủ môn là con hổ đang săn mồi, quả bóng hoặc cầu thủ dẫn bóng chính là con mồi”. Vài ngày sau, Schumacher đề nghị được trả tiền làm răng giả cho Battiston! Báo chí gọi Schumacher là “con quái thú ở Seville” sau sự kiện ấy.

Chính mẹ của Schumacher, khi xem truyền hình, cũng đành thốt lên: “Kinh khủng quá con ạ”. Tại Pháp, người ta tổ chức một cuộc trưng cầu ý kiến với kết quả Harald Schumacher là con người đáng ghét nhất qua mọi thời đại. Về nhì trong “cuộc thi” này là Adolf Hitler. Bốn năm sau, khi Pháp đụng độ Đức lần nữa, cũng ở bán kết World Cup, Battiston phát biểu: “Nguyên tắc số 1 của tôi là luôn đứng cách xa con người ấy từ 30m trở lên”.

Tỷ số 1-1 của trận Đức - Pháp tại World Cup 1982 được giữ nguyên suốt 90 phút (Pierre Littbarski mở tỷ số cho Đức, Platini gỡ hòa cho Pháp từ chấm phạt đền). Đôi bên bước vào hiệp phụ. Marius Tresor và Alain Giresse liên tục ghi bàn, giúp Pháp vượt lên dẫn điểm. Vậy mà Đức vẫn cân bằng tỷ số 3-3, nhờ công của Karl-Heinz Rummenigge và Klaus Fischer.

Bước vào màn “đấu súng”, Uli Stielike (Đức) trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử sút hỏng quả luân lưu 11m ở đấu trường World Cup. Nói cách khác, Jean-Luc Ettori (Pháp) là thủ môn đầu tiên đỡ được quả 11m luân lưu. Trong trận đấu, Đức đã gỡ hòa 3-3 từ chỗ bị dẫn 3-1. Trên chấm 11m, họ lại thắng ngược sau khi bị dẫn điểm. Didier Six và Maxime Bossis là các cầu thủ sút hỏng bên phía đội Pháp (đều do thủ môn Schumacher xuất sắc cản phá).

Đấy là một trong những trận đấu đáng nhớ nhất trong lịch sử World Cup. Sự tương phản giữa trường phái nghệ thuật của Pháp và trường phái máy móc của Đức được thể hiện đến tối đa trong trận đấu này. Đã vậy, trận đấu lại còn gắn với kịch tính, với lịch sử, và với sự kiện “quái thú Schumacher” không ai quên được.

Theo SGGP

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X