Thứ Tư, 06/11/2024Mới nhất
Zalo

Quái kiệt World Cup: Ademir & niềm vui dang dở

Thứ Ba 27/05/2014 20:31(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Ở kỳ World Cup thứ Tư, Brazil đã có Vua phá lưới thứ 2 là Ademir (sau Leonidas) nhưng thật đáng tiếc, Những vũ công xứ Samba vẫn lỡ hẹn với chiếc cúp vàng danh giá...

Ademir – mẫu tiền đạo hiện đại đầu tiên

Trong lịch sử bóng đá Brazil, không hề thiếu những ông vua tấn công. Dù vậy, Ademir vẫn được giới chuyên môn thừa nhận như là một trong những chân sút xuất sắc nhất mọi thời đại của xứ sở Samba. Chỉ chừng đó thôi là đã thừa đủ để nói lên giá trị của Queixada - biệt danh của Ademir (từ này trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là "hàm" do ông có xương hàm khá khác người).

 

Có thể nói, Ademir chính là một trong những mẫu tiền đạo hiện đại đầu tiên của bóng đá Brazil. Ở Ademir có đầy đủ những tố chất để chơi tốt ngay cả ở trong môi trường bóng đá hiện nay. Ông sở hữu một tốc độ bứt tốc khủng khiếp, khả năng tì đè tranh chấp tuyệt vời, cùng kĩ năng có thể tung ra những cú sút trái phá bằng cả 2 chân.

Song, như thế không có nghĩa là Ademir không có kĩ thuật. Mà ngược lại, khả năng đi bóng của tiền đạo cao 1m76 này cũng thuộc vào loại thượng thừa. Ông có rất nhiều quái chiêu để đánh lừa hậu vệ đối phương, đến mức người thời đó còn cho rằng phải chăng ông đã đọc được cuốn bí kíp nào đó thì mới biết được nhiều những trò tinh ranh như thế.

Tuyệt kĩ của Ademir là việc có thể xử lý, kiểm soát bóng hoàn hảo trong mọi tình huống, ngay cả ở tốc độ cao. Ông có thể ngay lập tức đổi hướng hay quặt bóng lại một cách dễ dàng, dù đang dốc bóng với vận tốc chóng mặt.

Ông không chơi rườm rà, hoa lá kiểu dắt bóng qua một loạt cầu thủ đội bạn rồi lại… dắt về như kiểu Garrincha, mà khi vào sân Ademir chỉ tập trung vào nhiệm vụ duy nhất là ghi bàn. Vì thế mà dù ban đầu khởi đầu sự nghiệp với vị trí cầu thủ chạy cánh trái, song các HLV đã nhanh chóng nhận ra những tố chất có một sát thủ bẩm sinh nơi Ademir mà đẩy anh lên đá trung phong cắm.

Sẵn sàng lấy 8 đổi 1

Trở lại với kì World Cup 1950, được chơi trên sân nhà, lại được sự trợ giúp đắc lực từ 2 người đồng đội đá cặp siêu hạng: Zizinho và Jair, Ademir thực sự đã trở thành nỗi khiếp sợ của bất cứ đối thủ nào. Ở trận ra quân gặp Mexico, Ademir lập 1 cú đúp giúp đội nhà khởi đầu như mơ với chiến thắng chung cuộc 4-0. Với pha làm bàn này Ademir được thừa nhận là người đầu tiên ghi bàn tại 1 trận đấu chính thức trên sân Maracana huyền thoại

Đến trận đấu quyết định gặp Nam Tư cũ ở vòng bảng, khi ấy Brazil đang phải chịu sức ép rất lớn, do buộc phải thắng nếu muốn đi tiếp, trong khi Nam Tư chỉ cần hòa. Song ngay từ phút thứ 3, Ademir đã trút bỏ gánh nặng cho đội nhà, bằng thắng bàn mở tỉ số. Kết quả cuối cùng của trận đấu này là 2-0 – thừa đủ để đưa Brazil lọt vào vòng đấu quyết định (năm đó, World Cup diễn ra theo thể thức, 13 đội chia làm 4 bảng (ban đầu là 16 đội nhưng có 3 đội bỏ cuộc), lấy 4 đội nhất bảng vào đá vòng tròn 1 lượt chọn ra đội vô đich).

Tại vòng đấu chung kết này, Ademir cùng ĐT Brazil đã thực sự bùng nổ. Ở trận đấu đầu tiên, gặp Thụy Điển, Ademir ghi liền 4 bàn trong chiến thắng hủy diệt 7-1 của đội nhà. Đến trận kế tiếp gặp Tây Ban Nha, Ademir tiếp tục nổ súng (1 bàn) còn Brazil thì bỏ túi trận thắng 6-1. Sau 2 trận đấu như mơ này, ai cũng tin chắc rằng chức vô địch sẽ thoát khỏi tay những vũ công Samba. Khi họ chỉ cần hòa Uruguay ở trận cuối là sẽ đăng quang, trong khi đối thủ này tỏ ra không mấy đáng sợ (chơi khá chật vật trước Tây Ban Nha và Thụy Sĩ – 1 trận hòa và 1 trận thắng sát nút).

Thế nhưng, điều không tưởng đã xảy ra. 210 nghìn khán giả trên sân Maracana (kỉ lục của bóng đá thế giới cho đến nay) đã hoàn toàn bị nhấn chìm trong ác mộng khi Uruguay bất ngờ làm nên cú lội ngược dòng hạ đội chủ nhà 2-1 qua đó nâng cao chiếc Cup vàng vô địch. Và đấy lại là một trận đấu Ademir đã không thể ghi bàn.Thế nên, trong phần sự nghiệp của mình Ademir luôn rất hối tiếc vì “thảm họa” Maracana này. Thậm chí, rất nhiều năm sau, khi hồi tưởng lại Queixada vẫn còn tuyên bố: “Ông sẵn sàng đánh đổi cả 8 bàn thắng cùng danh hiệu vua phá lưới năm đó lấy 1 lần lập công ở trận đấu gặp Uruguay”!

World Cup 1950

Địa điểm tổ chức: Brazil
Đội VĐ: Uruguay
Á quân: Brazil
Đội giành giải 3: Thụy Điển
Số đội tham dự: 13
Tổng số bàn thắng: 88 (trung bình 4 bàn/trận)
Vua phá lưới: Ademir (8 bàn)

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X