Thứ Tư, 06/11/2024Mới nhất
Zalo

Những scandal tệ nhất trong lịch sử World Cup

Thứ Ba 03/06/2014 14:24(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Lịch sử các VCK World Cup đã chứng kiến nhiều vụ bê bối làm xấu đi hình ảnh của giải đấu. Dưới đây là một số scandal sẽ còn được nhắc đến trong lịch sử giải bóng đá lớn nhất hành tinh.

World Cup 1978: Willie Johnston uống thuốc hạ sốt lại bị dính…doping

Là người có lối sống tự do giống như các cầu thủ người Anh Charlie George và Tony Curry, Willie Johnston tưởng như đã bỏ lại tai tiếng “cậu bé hư” phía sau khi chuyển từ Rangers tới West Brom. Anh đã từng có những hành động buông thả khi thi đấu như uống bia trong can của một CĐV trong khi chuẩn bị đá phạt góc.

Tuy nhiên, Willie Johnston đá hay đến mức ngay cả LĐBĐ Scotland (SFA), dù rất ghét Johnson và chỉ còn thiếu nước nói với các HLV dẫn dắt đội tuyển nước này là không chọn Johnston, cũng không thể bỏ qua lời đề nghị của Ally McLeod điền tên Johnston vào danh sách tuyển Scotland dự World Cup 1978. Nhưng chiến dịch World Cup của Johnston không kéo dài.

Sau thất bại bất ngờ 1-3 trước Peru trong trận mở màn, anh được chọn để thử doping và cho kết quả dương tính với chất cấm. Chất cấm ấy nằm trong thành phần của một loại thuốc mà Johnston mua ở cửa hàng dược để hạ sốt. Nhưng SFA, bị anh mô tả là “những kẻ nghiệp dư”, không quan tâm đến lí do anh đưa ra và lập tức trục xuất cầu thủ 32 tuổi về nước sớm.

Johnston gần như trở thành kẻ giơ đầu chịu báng cho việc Scotland bị loại ngay từ vòng 1 World Cup năm ấy. Anh không bao giờ đá cho tuyển Scotland nữa. Sau đó, Johnston vẫn khẳng định trên tờ Guardian là “Tôi đang ở vào giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp và không cần dùng doping”.

 

World Cup 1982: Kuwait phản đối trọng tài vì một tiếng còi giả

Lần hiện diện duy nhất của Kuwait ở các VCK World Cup sẽ không bao giờ bị lãng quên nhưng nó được nhớ tới vì lí do không chính đáng. Trong trận đấu vòng bảng với tuyển Pháp, khi Pháp đang dẫn 3-1 thì bóng lại lăn vào lưới Kuwait một lần nữa.

Cầu thủ Kuwait dừng cả lại phản đối. Họ nói với trọng tài là đã nghe thấy tiếng còi nên mới dừng cuộc chơi. Nhưng trọng tài chính thực tế không thổi còi, không chấp nhận lí do họ đưa ra và vẫn công nhận bàn thắng cho tuyển Pháp. Nhưng cầu thủ Kuwait không thi đấu tiếp và bỏ ra khỏi sân. Tình hình căng thẳng đến mức Chủ tịch LĐBĐ Kuwait Sheikh Fahad al-Sabah lúc đó đang theo dõi trận đấu từ trên khán đài cũng phải nhảy bổ vào sân để can thiệp.

Ông này cũng phản đối bàn thắng của Pháp và nói gay gắt đến mức trọng tài chính cũng phải đổi ý không công nhận bàn thắng đó nữa. Cầu thủ Kuwait sau đó cũng trở lại sân thi đấu nhưng người Pháp không cần đến bàn thắng ấy để khẳng định đẳng cấp vượt trội của họ. Pháp sau đó lại ghi bàn để ấn định chiến thắng chung cuộc 4-1. Sheikh Fahad al-Sabah sau đó bị lính Iraq bắn chết khi quân đội Iraq tràn vào Kuwait tháng 8/1990.

World Cup 1982: Đức, Áo dàn xếp tỷ số để loại Algeria  

Có lẽ đó là một trong những trận đấu xấu xa nhất trong lịch sử World Cup khi Tây Đức (cũ) và Áo đã dàn xếp tỷ số để cùng đi tiếp vào vòng trong và loại đội bóng lần đầu dự World Cup khi đó là Algeria. Đội bóng Châu Phi đã gây chấn động làng túc cầu thế giới khi đánh bại Tây Đức 2-1 ngay trận mở màn.

Vẫn là đội bóng Bắc Phi đánh bại Chile trước khi trận Đức-Áo diễn ra. Để cùng dắt tay nhau đi tiếp, Đức cần phải thắng còn Áo phải tránh thua với 2 bàn cách biệt trở lên. Và chiến thắng tối thiểu cho Đức cũng đồng nghĩa với việc Algeria bị loại. Tiền đạo Horst Hrubesch ghi bàn thắng sớm cho Tây Đức nhưng sau bàn thắng đó cả Đức lẫn Áo đều không nỗ lực tấn công mà chỉ chuyền bóng qua lại ở hàng thủ cho tới khi kết thúc trận đấu.

Báo chí Đức gọi vụ dàn xếp này là “Hiệp ước không gây hấn Gijon”. Dù Tây Đức đã đi tiếp sau một trận đấu đáng hổ thẹn nhưng công lý cuối cùng vẫn được thực thi vì họ bị Italy đánh bại 3-1 ở chung kết. FIFA sau đó đã có phản ứng bằng cách quy định bắt đầu từ VCK World Cup 1986, các trận đấu cuối cùng ở vòng bảng World Cup phải đá cùng giờ nhằm tránh lặp lại vụ bê bối như trận đấu giữa Tây Đức và Áo.

World Cup 1982: Harald Schumacher thúc cùi trỏ vào đầu khiến Patrick Battiston bất tỉnh

Trận bán kết World Cup 1982 giữa CHLB Đức (cũ) và Pháp đang có tỷ số 1-1 thì thủ thành Harald Schumacher của Tây Đức đã có pha vào bóng cực thô bạo khi lao ra truy cản Patrick Battiston của Pháp. Ở phút 58 của trận bán kết năm ấy, Schumacher đã băng ra và thúc cùi chỏ vào đầu Battiston. Thủ thủ Pháp dứt điểm chệch cột dọc và gục ngã bất tỉnh trong vài phút sau khi lĩnh đòn của Schumacher.

Trọng tài người Hà Lan Charles Corver coi như không có chuyện gì xảy ra và thủ môn của Tây Đức thậm chí không bị phạt cả thẻ vàng. Sau đó ông này giải thích là “tôi chỉ quan sát bóng”. Schumacher thì cũng không buồn đến xem tình trạng của Battiston thế nào. Thay vào đó, anh này đứng nhai kẹo cao su ở đường biên ngang, sẵn sàng thực hiện quả phát bóng lên.

Trong khi đó, Battiston phải rời sân bằng cáng và đi cùng anh lúc đó có đồng đội Michel Platini. Tuyển thủ Pháp gãy 3 chiếc răng và bị tổn thương cột sống. Schumacher sau đó bị dọa giết và báo chí đặt cho anh này biệt danh “tên đồ tể ở Sevilla”.

World Cup 1986: “Bàn tay của Chúa”, Maradona thiên thần và ác quỷ      

World Cup 1986 là World Cup của Diego Armando Maradona. Những gì tốt đẹp nhất và xấu xa nhất đều thuộc về siêu sao bóng đá Argentina. Scandal xảy ra trong trận tứ kết giữa Argentina và Anh. Đấy là trận đấu Argentina thắng 2-1 chung cuộc trong đó bàn thắng nâng tỷ số lên 2-0 của Maradona là tuyệt tác khi anh đi bóng qua tới 6 cầu thủ Anh. Nhưng bàn đầu tiên cũng rất “nổi tiếng” vì anh dùng tay đấm bóng vào lưới khi nhảy lên tranh chấp với thủ thành Peter Shilton.

Tất cả các cầu thủ Anh có mặt trong vòng cấm lúc đó lập tức phản đối với trọng tài là Maradona đã ghi bàn bằng tay nhưng cả trọng tài chính người Tunisia Al Bin Nasser lẫn các trợ lý của ông đều công nhận bàn thắng này. Trong cuộc họp báo sau trận đấu, Maradona đã nói một câu mà sau này người ta dùng chính câu nói đó để mô tả lại về bàn thắng “lịch sử” này của ông.

“Bàn thắng ấy một phần được ghi từ cái đầu của Maradona. Một phần được ghi nhờ bàn tay của Chúa”. Nhiều năm sau này Maradona thú nhận là chính ông cũng lo trọng tài sẽ không công nhận bàn thắng. “Tôi chờ các đồng đội chạy đến ôm tôi nhưng không ai đến. Tôi bảo họ hãy đến đây ôm tớ đi. Nếu không trọng tài sẽ không công nhận bàn thắng đâu”, Maradona nói với phóng viên CNN năm 2005.

World Cup 1994: Maradona dính doping và Argentina bị loại sớm

VCK World Cup thứ tư cũng là VCK World Cup cuối cùng của Maradona đã khép lại trong tủi hổ. Cậu bé vàng bị tống cổ về nước sau khi dương tính với chất cấm Ephedrine. Đội Argentina ở World Cup 94 sáng tạo và giàu sức sống hơn nhiều so với đội Argentina đã lê lết “bò” vào đến tận trận chung kết World Cup 90.

Cứ ngỡ như Maradona sẽ khép lại sự nghiệp thi đấu quốc tế của ông trong hào quang chiến thắng. Ông đã ghi 1 bàn thắng trong chiến thắng 4-0 trước Hy Lạp. Nhưng đến trận gặp Nigeria mà Maradona cũng kiến tạo một bàn thắng của đội nhà trong chiến thắng chung cuộc 2-1, Maradona được chọn để xét nghiệm doping và kết quả xét nghiệm cho thấy ông dương tính với chất cấm Ephedrine.

Dù Maradona một mực cho rằng ông vô tội với lí do là ông chỉ dùng một loại đồ uống tăng lực mà thành phần của nó có Ephedrine nhưng bằng chứng là không thể chối cãi. Cậu bé vàng bị trục suất khỏi giải đấu và không bao giờ còn đá cho tuyển Argentina nữa. Albeceleste sau đó để thua Bulgaria ở trận vòng bảng cuối cùng và bị Romania loại ở vòng 1/8.

World Cup 2006: Zidane húc đầu vào ngực Materazzi      

Khác hẳn với những ý kiến thiếu thiện cảm nhắm vào Maradona, Zinedine Zidane được coi là một hình mẫu sạch sẽ, một biểu tượng của bóng đá Pháp. World Cup 2006 được coi là giải đấu lý tưởng để ngôi sao có lẽ là vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá Pháp của mọi thời nói lời chia tay và nếu có thể thì bổ sung thêm vào bộ sưu tập của anh danh hiệu vô địch World Cup thứ 2 trong sự nghiệp.

Mọi chuyện khởi đầu tuyệt vời với Zizou khi anh ghi bàn mở tỷ số nhưng Marco Materazzi đã đánh đầu quân bình tỷ số 1-1, đưa trận chung kết bước sang hiệp phụ. Trung vệ của tuyển Italy là người rất giỏi khiêu khích đối thủ bằng những bình luận “có mùi” và cuối cùng anh đã đạt được mục đích khi làm Zidane nổi cáu trước những bình luận về chị gái của siêu sao người Pháp. Zizou húc đầu vào ngực Materazzi khi hiệp phụ thứ hai chỉ còn 10 phút. Italy sau đó giành chiến thắng ở loạt đá penalty

World Cup 2010: Cuộc nổi loạn trong lòng tuyển Pháp

Nếu nói rằng chiến dịch World Cup 2010 của tuyển Pháp là thảm họa về quan hệ công chúng thì vẫn chưa chính xác bởi mọi chuyện tồi tệ hơn thế nhiều. Đội Pháp đến Nam Phi đã là một sự bê bối khi họ phải nhờ tới pha chơi bóng bằng tay của Thierry Henry trong trận play-off với CH Ireland để giành vé dự World Cup.

Đến Nam Phi rồi thì Nicolas Anelka đã tự hủy hoại sự nghiệp của anh trong màu áo Lam và thổi bùng lên vụ bê bối trong nội bộ tuyển Pháp khi công khai chửi mắng HLV Raymond Domenech giữa giờ nghỉ trận gặp Mexico. Anelka được yêu cầu công khai xin lỗi ban huấn luyện nhưng anh thẳng thừng bức bỏ. FFF buộc phải trục xuất anh về nước.

Không chỉ mâu thuẫn với Anelka, ông Domenech còn không được lòng của hầu hết các tuyển thủ. Đỉnh điểm của mâu thuẫn là khi các tuyển thủ Pháp từ chối xuống xe bus và tập luyện. Chuyện xảy ra trước sự chứng kiến của một số người bản địa ngay tại cơ sở tập luyện của Pháp của Knysna. Ngoài Anelka, một số cầu thủ Pháp khác cũng bị trừng phạt sau World Cup như Patrick Evra (cãi vã với Domenech ngay trước ống kính máy quay camera), Jeremy Toulalan.  

Theo TTVH

Có thể bạn quan tâm

“Quái thú Schumacher” và trận bán kết kỳ lạ

“Quái thú Schumacher” và trận bán kết kỳ lạ

“Quái thú Schumacher” và trận bán kết kỳ lạ

Ngày 8-7-1982, loạt sút luân lưu 11m đầu tiên trong lịch sử World Cup được giới thiệu tại SVĐ Ramon Sanchez Pizjuan của thành phố Seville (Tây Ban Nha). Chỉ riêng chi tiết lịch sử ấy đã nói lên sự đặc biệt của trận bán kết Đức - Pháp tại World Cup 1982. Nhưng trận đấu còn được nhớ đến bởi rất nhiều chi tiết thú vị khác.

Ký ức World Cup: Brazil và chút kỷ niệm buồn ngày khai mạc

Ký ức World Cup: Brazil và chút kỷ niệm buồn ngày khai mạc

Ký ức World Cup: Brazil và chút kỷ niệm buồn ngày khai mạc

Tất cả người hâm mộ bóng đá đang rất nóng lòng chờ đợi được thưởng thức những màn trình diễn đặc sắc trong lễ khai mạc World Cup 2014, cũng như chờ đợi khoảnh khắc trái bóng Brazuca sẽ lăn trong trận đấu khai mạc giữa Brazil và Croatia. Người dân Brazil không chỉ chờ đợi về một chiến thắng mở màn, mà còn mong muốn đội nhà sẽ giành được chức vô địch World Cup lần này. Thế nhưng, lịch sử lại chỉ ra rằng: Brazil chưa từng vô địch ở các kỳ World Cup khi mà họ đá ở trận khai mạc.

Ký ức lịch sử: Brazil từng đánh bại Croatia ở ngày ra quân World Cup

Ký ức lịch sử: Brazil từng đánh bại Croatia ở ngày ra quân World Cup

Ký ức lịch sử: Brazil từng đánh bại Croatia ở ngày ra quân World Cup

Nếu chỉ tính từ thời điểm Croatia tách ra từ Liên bang Nam Tư (cũ) và trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1991 thì cho đến giờ, ĐT đến từ vùng Balkan mới chỉ 2 lần chạm trán ĐT 5 lần VĐTG gồm một trận đấu tại VCK World Cup 2006 và một trận giao hữu diễn ra trước đó 1 năm. Điểm đáng lưu ý, màn đối đầu cách đây 8 năm trên đất Đức cũng chính là trận đầu tiên của hai đội tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh. Khi đó, Brazil đã giành thắng lợi 1-0.

Xem thêm
top-arrow
X