Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
Zalo

Những huyền thoại World Cup - Jairzinho: Sự vĩ đại không được thừa nhận

Thứ Năm 17/04/2014 16:43(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Chỉ 2 cầu thủ trong lịch sử từng ghi bàn trong mọi trận đấu ở VCK World Cup: Alcides Ghiggia của Uruguay ghi 4 bàn trong 4 trận năm 1950, nhưng Jairzinho ghi 6 bàn trong 6 trận năm 1970. Ở bất cứ quốc gia nào khác ngoài Brazil, Jairzinho sẽ là một tượng đài vĩ đại. Nhưng…

 

Kỷ lục ở Mexico 1970

Tại Mexico 1970, World Cup đầu tiên trong lịch sử được truyền hình qua ti-vi màu, Jairzinho là ông chủ đích thực của các sân bóng. Từ trận khai mạc gặp Tiệp Khắc, tới trận chung kết ở Azteca, nơi ông ghi bàn thứ 3 cho Brazil để nâng tỉ số lên 3-1 trước Italy, các bàn thắng của Jairzinho đã mở đầu và tiếp nối những bữa tiệc tưng bừng ở quê nhà Brazil. Đó là kỷ lục phi thường ở một giải đấu được công nhận rộng rãi là World Cup hay nhất lịch sử.

Jairzinho cũng khoác áo cho đội bóng được cho là hay nhất World Cup, nhưng  việc chơi bên cạnh những Pele, Gerson, Rivelino, Carlos Alberto và Tostao rõ ràng không có lợi cho danh tiếng như một cá nhân riêng lẽ của bạn.

“Khi nói về những tiền đạo vĩ đại nhất lịch sử, người ta thường không nhớ tới ông ấy”, Tostao tiền đạo chơi cặp với Jairzinho ở các World Cup 1966 và 1970, nói. “Có vẻ như ông ấy chỉ tỏa sáng một lần ở World Cup 1970, nhưng Jairzinho không chỉ có thế. Jairzinho có phần giống Neymar, chơi hơi lệch so với trung lộ và rất giỏi trong những pha dứt điểm chính xác. Khi chúng tôi chuyền dài cho Jairzinho, ông ấy sẽ thể hiện năng lực tuyệt vời, với tốc độ và những pha dứt điểm một chạm như búa bổ”.

6 bàn của ông ở Mexico là những pha dứt điểm hết sức đa dạng, từ cú gẩy bóng tinh tế trong chiến thắng 2-1 trước Romania sau khi đi bóng qua 3 hậu vệ đối phương, tới pha sút đầy sức mạnh đánh bại thủ môn ĐT Anh Gordon Banks, điều mà Pele không thể làm với một cú đánh đầu trước đó.

Cầu thủ chạy cánh đi trước thời đại

Sau khi ra mắt ở VCK 1966 khi mới 21 tuổi, cho ĐT Brazil đã 2 lần giành chức vô địch liên tiếp, Jairzinho thay thế Garrincha vĩ đại bên cánh phải ở Mexico 1970. Họ là 2 cầu thủ rất khác nhau: trong khi Garrincha rất tinh quái và bám biên, Jairzinho chơi trực diện hơn và luôn hướng về phía khung thành.

Và ông cũng không bao giờ được ca tụng như Garrincha ở quê nhà. “Tôi nghĩ rằng các CĐV Brazil nghĩ Jairzinho chơi hay thế là bởi ông đột xuất ở phong độ cao”, Alex Bellos, tác giả cuốn sách “Futebol - The Brazilian Way of Life” (Bóng đá – Cuộc sống Brazil), nói. “Ông ấy nổi bật vì những bàn thắng, nhưng nổi tiếng vì những gì ông ấy đã làm cho đội bóng”. “Jairzinho không phải là hiện tượng nhất thời”, phóng viên ESPN Brazil Paulo Vinicus Coelho nói. “Ông ấy có tất cả sức mạnh, sự ổn định và là một cầu thủ chạy cánh đi trước thời đại của mình”.

Bàn thắng của ông trong trận chung kết năm 1970 là bằng chứng. Gerson giúp Brazil vượt lên 2-1, nhưng đội bóng áo vàng-xanh trải qua một giai đoạn đầy lo lắng vì Italy tấn công khá sắc bén. Khi Pele hất bóng ra biên ở phút 71, Jairzinho xuất hiện bên cánh, dùng tốc độ vượt qua các hậu vệ Italy. Ông ngã ở lần chạm bóng cuối, nhưng vẫn kịp đưa bóng vào lưới đối phương.

4 năm sau ở Tây Đức, Jairzinho cuối cùng cũng được đóng vai chính, nhưng không có Pele, Tostao và Gerson, Brazil chỉ còn là cái bóng mờ của chính họ. Brazil xếp thứ 4 sau khi thua Ba Lan ở trận play-off và Jairzinho chỉ ghi được 2 bàn. Từ đó, danh tiếng của ông không bao giờ có thể khôi phục tại Brazil.

Theo Thể Thao Văn Hoá

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X