Thứ Sáu, 15/11/2024Mới nhất
Zalo

Những huyền thoại World Cup: Giuseppe Meazza sánh ngang với Pele

Thứ Năm 17/04/2014 16:34(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

“Chiến thắng hay là chết!” Đó là nội dung bức điện mà đội trưởng ĐT Italy Giuseppe Meazza nhận được từ nhà độc tài phát xít Benito Mussolini ở VCK World Cup 1938. Và Meazza đã sống sót...

Khi Italy đánh bại chủ nhà Pháp ở tứ kết, theo lệnh của chính nhà độc tài, họ phải mặc đồng phục Maglia Nera, những chiếc áo đen giống với lực lượng bán vũ trang của Mussolini. Họ cũng có màn chào sân theo kiểu phát-xít đã bị la ó dữ dội trước hồi còi khai cuộc. Nhưng tất cả không thể phủ nhận tài năng bóng đá của Azzurri, nhất là Meazza, ngôi sao lớn nhất đội.


Tượng đài thời tiền chiến

“Ông ấy sở hữu những kỹ thuật mà tới tận những năm 1950 mới có các cầu thủ lĩnh hội được”, John Foot, giáo sư về lịch sử nước Italy hiện đại ở Đại học Bristol và tác giả cuốn “Calcio” về lịch sử bóng đá Italy, nhận xét. Meazza trở thành một tượng đài bất tử ở World Cup, cầu thủ hay nhất của giải VĐTG thời tiền chiến, và những ai đã xem cả hai thi đấu thường đánh giá Meazza cao hơn Pele.

“Ông ấy là một tiền đạo rất khéo léo, tinh quái và nổi tiếng với việc đi bóng qua mọi cầu thủ đối phương và ghi bàn vào khung thành không có thủ môn”, Roberto De Longhi, điều hành một trang web vinh danh Meazza, bình luận. Hầu hết các chuyên gia đều thừa nhận ông đi trước thời đại của mình.

“Ông ấy thích sự hào nhoáng, điển trai, giàu có và chế độ phát-xít đã khai thác được không ít từ ông ấy”, Foot nói. “Ông ấy thích điều đó”. De Longhi giải thích Meazza thuần túy là một cầu thủ: “Ông ấy không bao giờ công khai ủng hộ chế độ phát-xít ở Italy, nhưng cũng không chống lại họ”.

Các tiền đạo của thời kỳ đó đều sở hữu thể hình và thể lực tốt, chủ yếu bắt nạt các hậu vệ đối phương bằng khả năng càn lướt. Meazza, nhanh nhẹn, tinh tế và khéo léo, đi ra ngoài khuynh hướng chung. Tuy nhiên, các hậu vệ đối phương chơi rất tàn bạo, và ông từng dính những chấn thương kinh hoàng, như khi ông phải chơi phần lớn World Cup 1934 trong tình trạng bước đi tập tễnh. Một chấn thương chân khiến ông mất 2 năm ngồi ngoài và suýt nữa thì khiến Meazza phải cưa chân.

Cạn từ ngữ để mô tả Meazza

Với 33 bàn trong 53 trận ở ĐT Italy, Meazza rõ ràng không sợ hãi các hậu vệ đối phương. HLV Vittorio Pozzo, người đã điều hành đội bóng theo phong cách quân sự của thời bấy giờ, sử dụng Meazza bên cánh ở World Cup 1934, và được đền đáp với việc Meazza ghi bàn ấn định chiến thắng trước TBN ở tứ kết, chưa kể 2 đường kiến tạo và những bàn khác cả ở bán kết và chung kết.

“Cậu ấy có thể đọc trận đấu, hiểu tình huống và chơi bóng dựa hoàn toàn vào kỹ thuật”, Pozzo viết cho báo La Stampa về Meazza sau khi ông kết thúc sự nghiệp HLV. Pozzo trao cho Meazza băng đội trưởng ở World Cup 1938, và ông đã đưa Italy tới chiến thắng.

“Ông ấy là sự khác biệt, là cầu thủ mà bất kỳ ai cũng sẽ bỏ tiền để được xem ông ấy chơi bóng”, Foot nói. “Các nhà báo sẽ cạn từ ngữ khi mô tả những pha dứt điểm và đi bóng như làm thơ của ông ấy”. Bàn thắng cuối cùng của Meazza cho ĐT Italy là quả phạt đền ở trận bán kết gặp Brazil, được ghi khi chiếc quần thi đấu của ông đã bị xé tơi tả, chuyện thường tình với Meazza. Ông cũng kiến tạo 3 bàn trong chiến thắng 4-2 của Italy trước Hungary trong trận chung kết tại Paris.

“Tôi là Meazza”, ông nói năm 1978, một năm trước khi qua đời. “Ai cũng biết tôi. Trong 10-20 năm nữa, những ai đi xem bóng đá vẫn sẽ nói tới Meazza, vẫn sẽ biết Meazza là ai”.

Theo Thể Thao Văn Hoá

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X