Chủ Nhật, 08/09/2024Mới nhất
Zalo

Mussolini – Tên độc tài xuất sắc nhất làng bóng đá

Thứ Tư 21/05/2014 21:46(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Không thể phủ nhận một thực tế rằng tên độc tài Mussolini quá xuất sắc khi làm bóng đá, đặc biệt là ở World Cup 1934.

World Cup 1934 theo nhiều lời đồn đại là mang đậm dấu ấn của tên trùm độc tài Mussolini. Ngay từ việc đất nước hình chiếc ủng được chọn làm nơi đăng cai giải đấu cũng được cho là có bàn tay can thiệp của gã độc tài này.

Thời bấy giờ, Mussolini đã xác định rất sớm việc sử dụng thể thao, mà cụ thể là bóng đá để làm bàn đạp chính trị, lấy lòng dân chúng. Bởi thế từ trước World Cup, Mussolini đã thúc đẩy rất mạnh nền bóng đá trong nước, thu hút những nhân tài từ khắp mọi nơi trên thế giới.

 

Ở Italia, những SVĐ tuyệt đẹp cũng đã được xây dựng, như sân Benito Mussolini (Turin), Berta (Florence) hay Edda Ciano Mussolini (Livorno) và nhiều “đấu trường” khác. Nếu như để được đăng cai tổ chức World Cup 1930, Uruguay đã phải hứa hẹn sẽ xây dựng SVĐ Centenario với hơn 100.000 chỗ ngồi, thì trước World Cup 1934, Italia đã thừa mứa các sân đấu vượt tiêu chuẩn của FIFA. Đó chính là nhờ Mussolini!

Đến khi World Cup 1934 chính thức thuộc về Italia, thì các nước tham dự cũng đã sớm biết họ sẽ phải đụng độ một đội chủ nhà cực mạnh. Italia lúc bấy giờ sở hữu 1 trong 3 HLV xuất sắc nhất thế giới, Vittorio Pozzo. Ngoài ra, họ còn sở hữu 2 siêu sao Giuseppe Meazza và Luisito Monti!

Nếu như Giuseppe Meazza là một cầu thủ Italia chính hiệu thì Luisito Monti lại từng chơi cho Argentina tại World Cup 1930. Bị đổ lỗi khiến xứ Tango thất bại trước Uruguay ở Chung kết WC đầu tiên, Luisito Monti gần như mất cơ hội chơi cho đất nước Nam Mỹ. Khi ấy, nền bóng đá phát triển dưới sự hậu thuẫn của Mussolini đã mời gọi Luisito Monti. Vốn mang dòng máu Italia trong người, Monti lập tức lên đường trở về quê hương thứ 2 của mình.

Và tại đây, anh tỏa sáng trong màu áo Juventus rồi được Mussolini chấp thuận cho đá ở tuyển quốc gia Italia. Ngoài Monti, chính sách thu hút nhân tài của Mussolini còn mang về cho ĐT quốc gia rất nhiều cái tên đình đám như Enrique Guaita hoặc Raimundo Orsi (đều từ Argentina).

Tạm bỏ qua những tin đồn về việc Mussolini đã thọc tay vào những trận đấu ở World Cup 1934 như thế nào, thì rõ ràng việc tên độc tài này sớm gây dựng 1 nền bóng đá Italia mạnh mẽ là cơ sở giúp đội tuyển nước này vô địch World Cup đầu tiên trên quê hương.

Có tin đồn cho rằng Mussolini đã dọa sẽ trừng phạt nặng nề đội tuyển Italia nếu không thể vô địch World Cup trên quê hương. Sau khi vô địch, HLV Pozzo đã phủ nhận cáo buộc này nhưng chẳng ai biết chính xác sự thật! Còn Monti thì đưa ra một tuyên bố nhiều ẩn ý: “Vì mạng sống, tôi phải thua tại Montevideo (Chung kết World Cup 1930 giữa Argentina với Uruguay). Cũng vì mạng sống, tôi phải thắng tại Rome”.

Sau này, đã có rất nhiều nhà chính trị khác cũng muốn sử dụng thể thao, bóng đá làm bàn đạp chính trị nhưng chẳng ai thành công được như tên độc tài người Italia. Có thể kể đến Hitler ở Olympic 1936 trên đất Đức đã thất bại thê thảm. Là một tên độc tài có phần “lớn” hơn cả Mussolini nhưng Hitler không thể đưa ĐT bóng đá Đức đến với chức vô địch giải đấu. Thay vào đó, Những cỗ xe tăng đã thua 0-2 trước Na Uy ở Tứ kết.

Sau này, các nhà chính trị đình đám như Jacques Chirac hoặc Silvio Berlusconi cũng đều muốn tận dụng bóng đá để làm chính trị. Song rõ ràng họ chẳng thể so sánh với thành công của Mussolini. Ở kỳ World Cup 1938 được tổ chức tại Pháp, Italia đã tiếp tục vô địch. Đó là minh chứng rất rõ nét cho sức mạnh của đội bóng áo màu thiên thanh, và tất nhiên nền tảng chính là hệ thống bóng đá mạnh mẽ được Mussolini tạo nên!

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X