Thứ Sáu, 19/04/2024Mới nhất
Zalo

Bê bối chấn động bóng đá thế giới tại World Cup 2002

Thứ Năm 05/06/2014 21:43(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Hàn Quốc từng được xem là niềm tự hào châu Á khi lọt vào bán kết World Cup 2002. Tuy nhiên, để tạo ra ánh hào quang đó, đội bóng xứ kim chi đã sử dụng đến những chiêu trò tệ nhất.

Năm 2002, lần đầu tiên VCK World Cup diễn ra tại châu Á. Hai quốc gia vinh dự đứng ra tổ chức lễ hội bóng đá lớn nhất hành tinh khi đó là Hàn Quốc và Nhật Bản. Tại giải này, đội bóng xứ sở kim chi đã trở thành hiện tượng khi lần lượt vượt qua những đối thủ sừng sỏ như Bồ Đào Nha, Italy và Tây Ban Nha để tiến vào bán kết.

Kết thúc giải, người Hàn Quốc hãnh diện vì nghĩ rằng họ không chỉ tổ chức một giải đấu thành công (cùng Nhật Bản), mà đội tuyển của họ đã làm nên điều thần kỳ nhất trong lịch sử World Cup. Tuy nhiên, theo tờ Gazzetta Sport (Italy) đằng sau ánh hào quang đó là những vết đen có lẽ còn rất lâu nữa mới có thể tẩy xóa. Hàng loạt hành vi phi thể thao của tuyển thủ Hàn cùng sự tiếp tay của các trọng tài sau đó đã bị phanh phui.

Đằng sau ánh hào quang của Hàn Quốc ở World Cup 2002 là những vết nhơ khó tẩy xóa.
Đằng sau ánh hào quang của Hàn Quốc ở World Cup 2002 là những vết nhơ khó tẩy xóa.

Cụ thể, chiều 7/6/2002, một quan chức của LĐBĐ Hàn Quốc đã bí mật gặp trọng tài người Argentina Angel Sanchez tại một khách sạn nhỏ ở vùng ngoại ô Buenos Aires. Không rõ hai người đã bàn bạc với nhau những gì, chỉ biết ở trận đấu giữa Hàn Quốc với Bồ Đào Nha ở lượt trận cuối vòng bảng (do ông Angel Sanchez điều khiển) đã diễn ra với những màn thảm kịch dành cho Seleccao châu Âu.

Phút 27, Sanchez đã rút thẻ đỏ tước quyền thi đấu của tiền vệ Joao Pinto sau tình huống phạm lỗi không nguy hiểm. Đến phút 66, vị vua áo đen người Argentina tiếp tục “tặng” Beto thẻ vàng thứ hai do lỗi phản ứng. Chơi thiếu 2 người và bị từ chối một bàn thắng hợp lệ, Luis Figo và đồng đội đã mất tinh thần để rồi nhận bàn thua duy nhất ở phút 70 (do Park Ji-Sung ghi), qua đó trao vé vào vòng knock-out cho Hàn Quốc.

Trận đấu giữa Hàn Quốc và Italy ở vòng 1/8 cũng diễn ra với kịch bản tương tự. Trọng tài chính người Ecuador, Byron Moreno thoải mái để các cầu thủ xứ kim chi “dùng võ để thi đấu”, trong đó tiền đạo vào thay người Lee Chun-Soo tung chân sút thẳng vào đầu hậu vệ Paolo Mancini của đối phương mà cũng chẳng bị nhận thẻ. Kết thúc 90 phút chính thức, hai đội rời sân với tỷ số hòa 1-1.

Phút 103 ở hiệp phụ đầu tiên, Totti bị phạm lỗi trong vòng cấm của Hàn Quốc. Không những không cho tuyển Ý hưởng penalty, ông Moreno còn cho rằng Totti ăn vạ nên rút thẻ vàng thứ 2, tước quyền thi đấu của “số 10” bên phía Azzuri. Chưa hết, Italy còn bị từ chối hai bàn thắng hợp lệ của Vieri và Tommasi. Nhờ sự ủng hộ của những người cầm cân nảy mực, Hàn Quốc hiên ngang đi tiếp khi Ahn Jung-Hwan ghi bàn thắng vàng cho đội chủ nhà ở phút 117.

Người hùng Ahn Jung-Hwan sau đó trở thành nạn nhân của sự căm phẫn tại Italy. Dư luận tại xứ sở mỳ ống đòi CLB Perugia thanh lý ngay hợp đồng với chủ nhân của bàn thắng vàng tại vòng 1/8 World Cup 2002. Tuy nhiên, chẳng đợi làn sóng phản đối nổi lên, Chủ tịch Luciano Gaucci của Perugia cũng đã ra phán quyết với tuyển thủ Hàn. Thậm chí ông Gaucci còn mỉa mai: "Hồi mới đến đây, trông Ahn như con dê con lạc mẹ. Hắn không đủ tiền mua 1 cái sandwich".

Những hình ảnh tiêu cực tiếp tục được Hàn Quốc và trọng tài lặp lại ở tứ kết khi gặp Tây Ban Nha. Theo thống kê, đàn bò tót đã phải chịu 22 cú vào bóng ác ý của các cầu thủ chủ nhà. Tuy nhiên, chỉ có một cầu thủ duy nhất của đội tuyển xứ kim chi nhận thẻ vàng là Yoo Sang-Chul. Trong khi trọng tài chính Gamal Al-Ghandour (Ai Cập) rút 2 thẻ vàng để phạt Javier Pedro và Fernando Morientes của La Roja vì lỗi… phàn nàn.

Tuy nhiên, cơn thảm kịch chỉ đến với Tây Ban Nha khi họ bị trọng tài từ chối 2 bàn thắng hợp lệ sau 120 phút thi đấu. Tâm lý ức chế trước lối chơi bạo lực của cầu thủ Hàn Quốc cùng những “tiếng còi méo” của trọng tài Al-Ghandour khiến đội tuyển đến từ bán đảo Iberia để thua 3-5 sau loạt penalty, qua đó theo chân người hàng xóm Bồ Đào Nha rời World Cup.

Tại bán kết, khi các cầu thủ Hàn Quốc không còn đủ sức để gây khó dễ cho tuyển Đức thì các CĐV của đội chủ nhà lại có những hành động vô cùng phản cảm. Người hâm mộ xứ kim chi đã đem “di ảnh” của tiền đạo Miroslav Klose và thủ thành Oliver Kahn để “trù úm” Cỗ xe tăng. Tuy nhiên, mục đích đen tối của họ đã thất bại hoàn toàn khi Michael Ballack ghi bàn duy nhất ở phút 75, chấm dứt “nỗi ác mộng” mang tên Hàn Quốc.

Theo ZIng

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X