Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
Zalo

7 “gã đồ tể” trong lịch sử World Cup

Thứ Bảy 07/06/2014 22:23(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Dùng đủ mọi cách để triệt hạ đối thủ, họ là 7 vết đen trong lịch sử World Cup. Dưới đây là 7 cái tên mà lích sử World Cup sẽ còn nhắc mãi

Dobromir Zhechev (Bulgaria)

Mặc dù là một trong những cầu thủ khoác áo ĐT Bulgaria nhiều nhất, Zhechev sẽ hoàn toàn chẳng được ai biết đến nếu như ông không làm nhiệm vụ đặc biệt: Triệt hạ Pele.

Trận đấu vòng bảng World Cup 1966, Vua bóng đá ghi bàn giúp Brazil vươn lên dẫn Bulgaria 2-0. Nhưng cùng lúc đó ông bị phải lãnh một pha phạm lỗi đầy ác ý của Zhechev.

Suốt cả 90 phút, hậu vệ của Bulgaria theo Pele như hình với bóng và liên tục thực hiện những pha vào bóng được miêu tả là “tàn bạo”. Pele đã phải nghỉ thi đấu trận thứ hai.

Trận cuối vòng bảng với BĐN, Vua bóng đá chỉ gượng được ít phút rồi rời sân. Brazil vốn là nhà ĐKVĐ phải về nước từ rất sớm. Có thể không kèm được Pele nhưng về khía cạnh “vô hiệu hóa”, Zhechev đã thực hiện quá tốt nhiệm vụ.

Nobby Stiles (Anh)

Là người hùng của ĐT Anh ở World Cup 1966 với chiến công bắt chết Eusebio. Mà Eusebio là ai chứ? Một cầu thủ hội tụ đủ sức mạnh, thể lực, kỹ thuật. Một con Báo đen dũng mãnh.

Nhưng huyền thoại của BĐN lại hoàn toàn im tiếng trước Nobby. Những người xem trận đấu Anh – BĐN năm đó miêu tả Nobby “bóp chết mọi ý tưởng sáng tạo của đối thủ từ trứng nước” và “sử dụng mọi cách có thể”. Thậm chí tiền vệ này còn tháo hết răng giả trước trận đấu để thêm tập trung và quyết tâm.

Harald Schumacher (Đức)

Năm 1982, một làn sóng chống Đức lớn nhất từ Thế chiến thứ hai rộ lên ở Pháp, nguyên nhân từ cái tên Harald Schumacher. Trận đấu bán kết World Cup 1982, cầu thủ của Pháp Battiston nhận bóng từ Platini và đối mặt với thủ môn.

Harald Schumacher, người trấn giữ khung thành của Đức, không ngần ngại lao ra thực hiện một cú kungfu cực mạnh vào đối phương. Nếu De Jong, Pepe hay Ibra nhìn cú đánh đó thì cũng phải nể vài phần. Battiston nằm bất động, không thể thi đấu tiếp, gãy răng và hỏng một vài đốt sống.

Còn Schumacher thản nhiên quay đi, vẫn nhai kẹo cao su một cách dửng dưng, chẳng thèm ngó đến nạn nhân. Trận đấu tiếp tục, Schumacher chẳng bị phạt gì cả. ĐT Đức hạ gục Pháp trên chấm luân lưu 11m và tiến vào CK. Một chút gì đó gọi là quả báo với Schumacher, cả 2 trận CK anh ta tham dự năm 1982 và 1986 thì Cỗ xe tăng đều thất bại.

Claudio Gentile (Italia)

Trong tiếng Italia, “gentile” có nghĩa là “tốt”, nhưng Gentile trên sân cỏ là một thái cực khác hoàn toàn. Khi nói Gentile sử dụng bất kỳ thủ đoạn nào để ngăn cản đối phương thì bạn có thể hiểu theo nghĩa đen luôn.

Tức là vào bóng nguy hiểm, kéo áo, đạp mắt cá chân, cùi trò,…đủ tất cả các ngón đòn mà một hậu vệ nghĩ ra được. Để nói về thành tích của Gentile, hãy điểm qua những huyền thoại bóng đá đã bị cầu thủ của Italia đánh bại. Đó là Zico, Rummenigge và đặc biệt là Maradona. Cậu bé vàng đích thực là một siêu cầu thủ vĩ đại nhưng trước Gentile thì chẳng là ai cả.

Diego Simeone (Argentina)

Suốt 3 kỳ World Cup tham dự, Simeone luôn nổi danh với sự ma mãnh và nguy hiểm của mình. Trước đối thủ, Simeone – người hiện đang là HLV của Atletico – luôn luôn tìm ra cách để ngăn chặn đối thủ.

Bất kể là việc đó có làm người kia bị chấn thương hay không. Nếu chỉ thế thì Simeone sẽ khó mà thành danh, điều quan trọng hơn là cái đầu ranh mãnh. Tại trận Argentina – Anh ở World Cup 98, Simeone phạm lỗi rất thô bạo với Beckham. Ngã ra sân khá đau, Becks quơ chân trả đũa trúng Simeone.

Và ngay lập tức cầu thủ Argentina ngã ra như bị đạn bắn. Một chiếc thẻ đỏ cho Beckham là điều được nhiên. Qua nhiều năm và bao mồ hôi nước mắt, Becks vẫn chưa bao giờ quên đươc giây phút bồng bột đánh trách đó.

Zidane (Pháp)

Thật bất ngờ khi một cầu thủ vĩ đại như Zidane lại sở hữu 1 kỷ lục đáng buồn: Bị thẻ đỏ ở 2 kỳ World Cup khác nhau (anh chia sẻ kỷ lục này với Rigobert Song). Bình thường Zidane chơi bóng rất hào hoa những khi máu nóng bốc lên, Chàng hói sẽ không thể kiềm chế được bản thân.

Nếu như thẻ đỏ ở World Cup 98 được mọi người cảm thông thì cú húc đầu năm 2006 đã trở thành sự kiện lịch sử của giải đấu. Bây giờ và mãi mãi sau này, hình ảnh Zidane húc xong lầm lũi rời sân sẽ luôn ám ảnh các CĐV của ĐT Pháp.

Materazzi (Italia)

Một cái tên đầy tranh cãi, ngay cả biệt hiệu của anh ở Italia cũng là “tên đồ tể”. Nhưng cũng là kẻ đã lên đến tột đỉnh vinh quang. Materazzi bị thẻ đỏ trong trận gặp Australia song lại gỡ hòa 1-1 cho Azzurri ở trận CK với Pháp. Chiến công lớn nhất của Matrix là loại Zidane khỏi vòng chiến đấu.

Làm thế nào để một Zidane lọc lõi lại mắc bẫy, chỉ mình Materazzi biết cách. Đánh nguội là quá đơn giản, Matrix còn biết dùng cái lưỡi. Những lời lẽ cay độc, xúc phạm gia đình, phân biệt chủng tộc,…như báo giới luôn dự đoán đã khiến Zidane phát điên. Kết quả là cú húc đầu huyền thoại diễn ra, Materazzi ngã vô cùng đau đớn, thẻ đỏ cho Zidane.

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X