(Bongda24h) - Dựa trên lá thư của Andrea Tallarita gửi cho người Tây Ban Nha, với tất cả sự tôn trọng cũng như sự tương phản giữa những gì thuộc về truyền thống và hiện đại.
Bạn chẳng biết gì cả, Tây Ban Nha à! Không phải bạn không biết về chiến thuật, cũng không phải cách quản lý hay nhiều yếu tố giúp bạn trở nên vượt trội đâu. Giờ tôi không thể phủ nhận các bạn đang vượt trội so với Italia về nhiều mặt. Nhưng điều đó chẳng đồng nghĩa với việc chúng ta giờ đã là những đối thủ có thể gọi là kình địch của nhau.
|
Thất bại trong trận chung kết Euro 2012 khiến người Italia phải thay đổi cách nhìn về bóng đá Tây Ban Nha. |
Bất cứ sự cạnh tranh nào cũng phải đến từ hai phía, phải không? Như người ta hay so sánh Cris Ronaldo với Messi, hoặc Barcelona với Real Madrid. Truyền thống đối địch giữa Italia và Tây Ban Nha rất mới, rất non trẻ. Người Italia chưa bao giờ coi những kẻ đến từ xứ sở đấu bò là đối thủ thực sự của chúng tôi cho đến năm 2008. Tất nhiên chẳng phải vì Tây Ban Nha là những kẻ yếu đuối, ngược lại là đằng khác.
Nhưng chẳng ai thích những cuộc đối đầu một chiều cả. Sao người ta không coi Ronaldo là kình địch của Giroud nhỉ? Hay so sánh Real Madrid với... Celta Vigo. Tất nhiên chẳng ai coi họ là những kình địch bởi đơn giản không cùng đẳng cấp. Người Italia trước kia cũng nhìn nhận Tây Ban Nha như thế. Chiến thắng là thói quen của Azzurri còn La Roja thường chỉ biết chấp nhận thất bại trong những lần gặp nhau.
Nhận diện ĐT Italia: Khó đoán và khó lường(Bongda24h.vn) - ĐT Italia đến VCK EURO 2016 với một đội hình không có quá nhiều ngôi sao. Nhưng đánh bại Azzurri chưa khi nào là dễ dàng. Italia là kiến trúc sư xây nên những thất bại đáng xấu hổ trong lịch sử
bóng đá Tây Ban Nha. Đó là trận thua 1-7 ở Olympic Amsterdam. Việc hai lần bị loại khỏi World Cup (1934 và 1994), cũng như hai lần bị loại khỏi Euro (1980 và 1988) của Tây Ban Nha đều có bóng dáng sắc thiên thanh đằng sau. Chúng ta có thể hiểu được vì sao người Tây Ban Nha không thích mảnh đất Italia đến thế. Họ vẫn thường chỉ trích đám người Ý chỉ biết rúc đầu phòng thủ, thắng những trận đầy tẻ nhạt với tỉ số 1-0. Họ gọi Azzurri bằng một loạt những từ đầy căm ghét như may mắn, hèn nhát, lén lút, thủ đoạn,...
Tất nhiên, người Italia chẳng bao giờ bận tâm đến lời nói của kẻ thua cuộc. Xin lỗi, đây là một cuộc chiến và chỉ kẻ mạnh mới đủ tư cách giành vinh quang. Đừng ngây thơ như vậy nữa.
Trong nhiều thập niên, người Ý vẫn hay nhìn sang Brazil hay Đức, những đối thủ xứng tầm cho thách thức thực sự. Người Brazil luôn là hiện thân của bóng đá tấn công, người Đức là hiện thân của thứ bóng đá kỷ luật còn Italia là đại diện của bóng đá phòng ngự. Còn Tây Ban Nha chưa bao giờ hiện thân cho điều gì cả. Họ làm gì có triết lý riêng khi luôn mang cái danh hão "vua vòng bảng".
Sự thay đổi chẳng ai ngờ tới bắt đầu vào năm 2008. Tây Ban Nha trở thành nhà vô địch bước ra ánh mặt trời bằng thứ bóng đá đỉnh cao tiki-taka được xây dựng từ nền tảng của Barcelona. Hay nói thế nào nhỉ, một Barcelona phiên bản đội tuyển quốc gia thì đúng hơn. Azzurri bắt đầu nếm trải thất bại của một thế lực mới ở năm 2008. Nhưng phải đến năm 2012, lịch sử đối đầu của cả hai mới được viết lại. Đó là trận chung kết đầy tủi hổ, là vết nhơ của thứ bóng đá phòng ngự kiểu Ý.
Đó là sự thống trị từ đầu đến cuối của người Tây Ban Nha. Đó là khoảnh khắc mà người Ý vẫn còn nhớ mãi khi Casillas thúc giục trọng tài thổi hồi còi kết thúc trận đấu như "por respeto a Italia" - sự tôn trọng dành cho Italia. Kể từ đó, bóng đá Italia có thêm một đại kình địch thực thụ nữa manh danh "Caballeros", những hiệp sĩ Tây Ban Nha.
|
Dù suy yếu nhưng ĐT Italia vẫn chiếm trọn "passione" - tình yêu của người hâm mộ. |
Giờ đây, mọi sự so sánh không còn khập khiễng nữa. Tất nhiên, chiến thuật của người Tây Ban Nha, những cầu thủ của họ có phần lấn lướt hơn so với Italia. Đó là những gì tiêu biểu cho những giá trị của thời hiện đại, với tiki taka là điểm nhấn chiến thuật đầu tiên của bóng đá thế giới trong thiên niên kỷ này. Nhưng trên tất cả, Italia của chúng tôi vẫn tự hào với mỏ neo của đức tin về những giá trị truyền thống, mà có vẻ đang dần lỗi thời trong nhịp chảy của lịch sử.
Người Italia vẫn còn rất tự hào về những gì đã là quá khứ, hay cách khác là truyền thống. Còn Tây Ban Nha, các bạn chẳng có thứ bóng đá truyền thống cho đến đầu thế kỉ này, với sự hiện đại trong chuyền bóng và di chuyển. Có lẽ chúng ta giờ đang là cuộc đối đầu giữa quá khứ và tương lai, giữa truyền thống và hiện đại nhỉ.
ĐT Tây Ban Nha loại Isco, Saul: Tất cả vì sự đột biến của Vazquez(Bongda24h.vn) – Việc HLV Vicente del Bosque đã quyết định lựa chọn Lucas Vazquez thay vì Isco Alarcon và Saul Niguez thực sự là bất ngờ lớn nhất vì nếu xét về... Azzurri có lẽ không thể đánh bại Tây Ban Nha được nữa, thật đấy. Nhưng chúng tôi vẫn tự hào với bề dày truyền thống, thứ mà La Roja phải rất lâu nữa mới đạt được nhỉ. Bạn là "nouveau riche", gã nhà giàu mới nổi về mặt truyền thống của châu Âu như cái cách người Pháp từng nhận định trước Euro 2016 này. Còn Italia như một nhà quý tộc cũ, như cái cách mà người ta gọi HLV Conte là "ngài bá tước".
Bóng đá không chỉ có chiến thắng và thất bại, đằng sau nó là những câu truyện, thứ thực sự làm nên sự hấp dẫn của làng túc cầu. Vậy đấy. Dù Azzurri không còn mạnh mẽ nhưng những câu chuyện của chúng tôi vẫn hấp dẫn hơn các bạn rất nhiều.
Với chúng tôi, hãy gọi đó là "passione" - tình yêu từ những câu chuyện.
Như Đạt