Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
Zalo

Hồi ký Euro 1996: Nốt thăng cuối cùng của Gazza

Thứ Hai 04/04/2016 16:45(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h.vn) – Đội tuyển Anh chỉ vào bán kết ở 2 giải đấu lớn trong vài thập kỷ vừa qua, đó là tại World Cup 1990 và Euro 1996. Trong cả hai lần, cầu thủ hay nhất của họ đều chỉ là một cái tên, Paul Gascoigne.

► Cập nhật tin tức về bóng đá Euro 2016 và kết quả Euro 2016 hôm nay.

Người hâm mộ vẫn biết đến Gazza với sự tôn vinh mà anh đã nhận được từ bảo tàng Anh quốc sau khi giải nghệ, đó là tiền vệ tài năng nhất ở thế hệ của anh. Paul Gascoigne là một mẫu tiền vệ tấn công có kỹ thuật, sự sáng tạo và bền bỉ mà mọi đội bóng đều cần có. Anh xứng đáng là một cầu thủ toàn diện khi không chỉ biết kiến tạo nên những bàn thắng mà còn tự mình lập công bằng những cú sút trái phá. Gazza không có chiều cao quá ấn tượng, nhưng với vóc dáng to khoẻ, anh vẫn thường xuyên thực hiện được những tình huống rê bóng dựa nhiều vào thể lực và tốc độ, nhưng khả năng kiểm soát bóng của cầu thủ này cũng rất ấn tượng.

Paul Gascoigne
Paul Gascoigne là tiền vệ hay nhất nước Anh giai đoạn thập niên 90


Từ nước mắt Turin đến tuyệt phẩm Wembley


Paul Gascoigne bắt đầu tạo dựng được tên tuổi tại châu Âu sau khi giúp đội tuyển Anh giành vị trí thứ tư tại World Cup 1990. Anh được bầu chọn vào đội hình tiêu biểu của giải đấu năm đó dù không ghi bàn thắng nào, nhưng khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Gazza chính là giọt nước mắt trong trận bán kết với đội tuyển Tây Đức. Đó là tình huống mà anh đã tham bóng và thực hiện cú chuồi thẳng vào chân của đối thủ. Nhận ngay ra mức độ nghiêm trọng của hành động đó, Gazza đã lập tức giơ hai tay bày tỏ sự hối lỗi với trọng tài và nạn nhân, nhưng điều đó không giúp anh tránh khỏi chiếc thẻ vàng.

Điều đó có nghĩa là Gascoigne sẽ không thể tham dự trận chung kết nếu Tam Sư vượt qua Tây Đức. Chẳng đợi đến hết trận, nước mắt anh rơi trên từng bước chạy. Một cảm xúc khó tả đến với Gazza sau khi trận đấu kết thúc khi Tam Sư dễ dàng bị hạ gục trên loạt sút penalty trước bản lĩnh đến từ người Đức, đội tuyển chưa bao giờ thất bại trong những loạt đấu súng tại World Cup, còn anh còn không thể thực hiện quyền đá penalty của mình.

Euro 1996: Cúp bạc đưa tay, mà sao người Anh chẳng nắm?
Euro 1996 trên sân nhà là nơi thuận lợi nhất để ĐT Anh có thể giải cơn khát vô địch kéo dài 30 năm song rốt cục họ lại bỏ lỡ. Những ngày Wembley rung chuyển,...


Sáu năm sau tại quê nhà, khi kỳ Euro 1996 được diễn ra tại Wembley, Gazza càng thể hiện được tầm ảnh hưởng của mình lên đội bóng quê hương. Bàn thắng của anh ghi vào lưới đội tuyển Scotland ở vòng bảng đẹp mắt đến nỗi những kỳ Euro sau đó hình ảnh này được phát rộng rãi như một biểu tượng trên sóng truyền hình Anh quốc. Một cú chạm bóng tinh tế để loại bỏ trung vệ Colin Hendry và cú sút quyết đoán vào góc gần đã giúp Tam Sư có lợi thế cực lớn để vượt qua vòng bảng và sau đó đi đến trận bán kết và chỉ chịu thất bại trước người Đức, cũng trên loạt đá penalty. Người hâm mộ nhớ đến bàn thắng đẹp mắt này của Gazza bao nhiêu thì họ càng ấn tượng bởi pha ăn mừng của anh bấy nhiêu.

Sau khi nhận ra trái bóng đã đi vào lưới, Gazza chạy ra đường biên ngang và nằm xuống sân để người đồng đội Teddy Sheringham, người kiến tạo bàn thắng đó cho Gazza. Đó là khoảnh khắc mà chắc chắn là không một CĐV nào có mặt trên sân Wembley có thể quên và pha ăn mừng này thậm chí còn được nhớ đến nhiều hơn cả nét đẹp của bàn thắng. Gazza đã tái hiện lại sự kiện “chiếc ghế nha sỹ” mà đội tuyển Anh đã tạo ra trước thềm giải đấu, mà thực tế là trò chơi đã bị báo chí lên án chỉ trích. Sau ngày thi đấu đáng nhớ ấy, tờ Daily Mirror đăng lên trang nhất dòng title: “Xin lỗi, ngài Gascoigne”.

Paul Gascoigne voi man an mung lich su
Paul Gascoigne với màn ăn mừng lịch sử


Nốt thăng cuối của Gazza

Cho dù tiếp tục đóng vai trò quan trọng giúp đội tuyển Anh lọt vào vòng chung kết World Cup 1998, nhưng một scandal ngay trước thềm giải đấu đã khiến anh bị HLV Glen Hoddle thẳng tay loại khỏi đội tuyển theo một diễn biến lùm xùm và rúng động cả nước Anh. Số là Paul Gascoigne đã đi ăn khuya cùng một người bạn chỉ 1 tuần trước khi danh sách cuối cùng được công bố. Sự nghiệp quốc tế của Gazza kết thúc với chỉ 10 bàn thắng qua 57 trận đấu cho Tam Sư bởi anh quyết định không bao giờ trở lại đội tuyển kể từ đó.

Có lẽ chính vì cái kết đáng buồn ấy mà Gazza đã ngày càng đánh mất bản thân và sa ngã vào những tệ nạn xã hội. Anh là cầu thủ tài năng nhất của Tam Sư những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng đồng thời cũng là tâm điểm của sự chỉ trích đến từ giới truyền thông “tọc mạch” bậc nhất thế giới. Paul Gascoigne đã không thể đi theo nghiệp huấn luyện cũng chính vì thói ăn chơi sa đoạ của mình. Anh bị sa thải bởi CLB nghiệp dư Kettering Town vào năm 2005 và kể từ đó không một đội bóng nào trọng dụng “cậu bé vàng” một thời của bóng đá Anh. Sự sa ngã của Gazza càng khiến người hâm mộ xứ sở sương mù thêm tiếc nuối và mãi nhớ về thời vàng son của anh tại Euro 1996, như khoảnh khắc đẹp nhất sự nghiệp của Gazza.

Xem lại bàn thắng để đời của Gascoigne tại Euro 1996:



Theo TTVN

Có thể bạn quan tâm

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Gary Speed, ở nơi ấy anh có đang mỉm cười?

Gary Speed, ở nơi ấy anh có đang mỉm cười?

Gary Speed, ở nơi ấy anh có đang mỉm cười?

Người dân Xứ Wales đang sống trong những ngày tháng tươi đẹp. Sau trận thắng trước đội tuyển Bỉ, bóng đá nước nhà tiếp tục viết lên những trang sử mới. Các màn ăn mừng, lễ hội tưng bừng ở muôn nơi. Và trong không khí sôi động ấy, cổ động viên Xứ Wales vẫn dành ra một khoảng lặng, để tưởng niệm huyền thoại của bóng đá nước nhà, người đặt nền móng cho thành công hôm nay - cố danh thủ Gary Speed.

EURO 2004: Nghi án Đan Mạch & Thụy Điển bắt tay nhau loại Italia

EURO 2004: Nghi án Đan Mạch & Thụy Điển bắt tay nhau loại Italia

EURO 2004: Nghi án Đan Mạch & Thụy Điển bắt tay nhau loại Italia

EURO 2004 nổi bật nhất là chức vô địch bất ngờ của Hy Lạp. Nhưng người ta cũng không thể quên giọt nước mắt của Antonio Cassano ngay sau khi ghi bàn cho ĐT Italia, vì Azzurri của anh đã bị loại một cách tức tưởi bởi trận hòa 2-2 giữa Đan Mạch và Thụy Điển.

VCK Euro 2012: TBN bảo vệ ngôi vương và phát kiến tài tình của Del Bosque

VCK Euro 2012: TBN bảo vệ ngôi vương và phát kiến tài tình của Del Bosque

VCK Euro 2012: TBN bảo vệ ngôi vương và phát kiến tài tình của Del Bosque

(Bongda24h.vn) - Ở kỳ Euro 2012 diễn ra tại Ba Lan và Ukraine, Tây Ban Nha đã lập nên kỳ tích siêu tưởng khi trở thành đội tuyển đầu tiên trong lịch sử bảo vệ thành công ngôi vô địch. Và “những chú bò tót” đã làm được điều này với một sơ đồ chiến thuật lần đầu tiên xuất hiện ở giải đấu.

Xem thêm
top-arrow
X