INFOGRAPHIC: 5 yếu tố giúp Ronaldo trở thành “oanh tạc cơ” trên bầu trời

Tác giả CG - Thứ Ba 23/02/2021 17:02(GMT+7)

Zalo

Là một chú chim hay một chiếc máy bay? Không, chỉ đơn giản là Cristiano Ronaldo vừa bật nhảy lên để thực hiện một cú đánh đầu xuất sắc, như cú bật ghi bàn vào lưới Sampdoria tháng 12 năm 2019. Rạng sáng nay (theo giờ Việt Nam), tiền đạo người Bồ Đào Nha vừa làm hẳn một cú đúp bàn thắng bằng cách đánh đầu.

Cristiano Ronaldo Oanh tạc cơ trên bầu trời hình ảnh
 
Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe điều này nhưng đánh đầu từng không phải điểm mạnh của Cristiano Ronaldo, theo lời Jose Fonte - đồng đội tại đội tuyển Bồ Đào Nha. Nhưng thay vào đó, anh rèn giũa, hoàn thiện nó theo thời gian bằng nỗ lực không biết mệt mỏi trên sân tập.
 
“Cậu ấy không hề giỏi đánh đầu khi mới tới Man United”, Fonte chia sẻ với Squawka. “Cậu ấy tập luyện rất chăm chỉ vì cậu ấy biết mình không giỏi điểm đó. Tất cả đến từ nỗ lực, sự chuyên nghiệp và kiên trì”.
 
Nhưng để hiểu rõ hơn Ronaldo đã làm gì để trở thành một “oanh tạc cơ” trên bầu trời, bác sĩ Rajpal Brar - nhà vật lý trị liệu, HLV chuyển động và chánh niệm - đã xem lại băng hình của CR7 và rút ra 5 yếu tố chính tạo nên điều đó.
 

1. KỸ THUẬT NHẢY

 
Điều nổi bật ở Ronaldo chính là kỹ thuật nhảy. Đặc biệt, anh sử dụng nhiều kỹ thuật nhảy khác nhau và làm chủ nó. Khi muốn nhảy thẳng lên, anh sử dụng kỹ thuật sức mạnh một chân, trong đó anh gập gối ở một chân và kết hợp vung cánh tay để tạo ra sức mạnh lớn để chuyển đổi lực nằm ngang thành lực thẳng đứng. Trong cú đánh đầu vào lưới Sampdoria, anh bật nhảy cao 2,56m khi chạm bóng.
 
Nếu mục đích là nhảy lên nhanh chóng và lái bóng bằng sức mạnh, Ronaldo sử dụng một kỹ thuật mà tiến sĩ Rajpal Brar gọi là “two-leg drop jump”. Theo đó anh giậm nhảy, bật một khoảng rất nhỏ bằng hai chân trước khi bật cao để tạo ra chu kỳ rút ngắn quãng đường (stretch-shorten cycle). Những kiểu nhảy này kéo các nhóm cơ quan trọng như đầu gối và hông, sau đó co lại như một chiếc lò xo để tạo ra quá trình chuyển đổi nhanh hơn sang giai đoạn ở trên không. Ví dụ cho điều này là bàn thắng mà Ronaldo ghi vào lưới đội tuyển Xứ Wales ở Euro 2016.
 
Khi Ronaldo cần làm chủ không gian ở trên không theo phương ngang để tiếp xúc bóng, anh thường sử dụng kỹ thuật “single-legged speed jump”, tức là trụ một chân ở đất, nhanh chóng xoay chân kia, gần như cào ngón chân (mũi chân) lên cỏ, gập hông và đầu gối vừa phải và gần như tạo ra một hiệu ứng quả lắc để củng cố động lượng theo phương ngang.
 
Nếu Ronaldo muốn thực hiện một cú nhảy cân bằng cả phương ngang lẫn phương dọc, anh thường đi một bước dài, bước tăng tốc bằng chân phải (“bước áp chót) và giẫm chân trái xuống đất (“bước chặn”) để chặn lực nằm ngang và đưa năng lượng gia tốc thành phương thẳng đứng.
 
Cristiano Ronaldo Oanh tạc cơ trên bầu trời hình ảnh
 
Cuối cùng, khi Ronaldo muốn tạo ra lực đẩy nhanh nhưng không cần tạo ra lực nâng, anh sử dụng kỹ thuật 2 chân nghiêng cân bằng (balanced leaning two-legged technique). Khi đó, cơ thể của anh giống như vừa được bắn khỏi một khẩu đại bác và sau đó tiếp xúc với bóng.
 
Có thể nói đa số các cầu thủ thường sử dụng 1 hay 2 kỹ thuật nhảy nhưng Ronaldo sử dụng đến tận 5 kỹ thuật và cực kỳ thuần thục, hiệu quả. Đó là lý do Fonte gọi Ronaldo là “cầu thủ toàn diện”.
 

2. PHÁN ĐOÁN THỜI ĐIỂM

 
Khả năng phán đoán, di chuyển và lựa chọn thời điểm trong vòng cấm là một yếu tố quan trọng. Fonte nhận định: “Trong vòng 16m50, khi bóng tạt vào vòng cấm thì cậu ấy là người giỏi nhất - hoặc một trong những người giỏi nhất - trong việc tấn công bóng. Về khả năng căn thời điểm thì cậu ấy là người giỏi nhất trong vòng cấm vì luôn biết bóng sẽ rơi ở đâu.
 
“Có thể bạn nghĩ cậu ấy gặp may vì trái bóng luôn bay về phía mình, nhưng đó không phải may mắn. Nó thuộc về cảm giác, nhận thức. Cậu ấy biết trái bóng sẽ rơi ở đâu và luôn xuất hiện đúng vị trí”.
 
Những năm qua, thế giới bóng đá chứng kiến nhiều cầu thủ có khả năng bật nhảy linh hoạt, nhưng ít khi bạn thấy những khả năng đó được kết hợp lại bởi khả năng phán đoán vị trí như Ronaldo.
 

3. KHẢ NĂNG TIẾP ĐẤT

 
Một yếu tố quan trọng trong việc Ronaldo “làm chủ bầu trời” tốt và lâu chính là khả năng tiếp đất của anh. Hãy nhớ rằng khi mọi thứ có lên thì sẽ có xuống và bạn càng bật cao thì phản lực ở mặt đất càng lớn khi bạn tiếp đất.
 
Kỹ thuật tiếp đất của Ronaldo cũng hoàn hảo như những kỹ thuật nhảy của anh. Cho dù siêu sao Bồ Đào Nha “hạ cánh” sau một cú nhảy thăng bằng hay hơi khó một chút, anh đều để ngón chân (mũi chân) chạm đất trước, còn đầu gối và hông gập xuống - tất cả đều rất quan trọng để giảm sóng xung kích phản lực từ mặt đất ở phần thân dưới.

Cristiano Ronaldo Oanh tạc cơ trên bầu trời hình ảnh
 

4. RÈN LUYỆN THỂ CHẤT

 
Khả năng duy trì thể chất của Ronaldo nổi tiếng là ít người sánh kịp. Không ngạc nhiên khi anh có thể tạo ra cũng như giảm lượng lực cần thiết để nhảy và tiếp đất. Điều này xuất phát từ chế độ tập luyện, ăn uống, nghỉ ngơi và sống lành mạnh.
 
Những phương pháp tập luyện của anh không chỉ giúp anh nâng cao khả năng bật nhảy mà còn giải quyết những yêu cầu về thần kinh cơ, khả năng vận động và sức mạnh lên cơ thể cũng như tinh thần của anh.
 
 

5. KHÔNG SỢ HÃI

 
Đây là yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng. Fonte cho biết khi mới tới Manchester United, Ronaldo “rất sợ bóng bổng”. Sự do dự và nỗi sợ đó đã thay đổi nhanh chóng trong suốt quãng thời gian sau đó. Ronaldo không ngần ngại đặt mình vào những tình huống rủi ro cao và những vị trí không thuận lợi ở trên không mà không chút chần chừ. Khi bạn hoàn toàn tin tưởng vào kỹ năng di chuyển và sự chuẩn bị của bản thân, nỗi sợ sẽ không còn nữa.
 
Sau tất cả, những nỗ lực học hỏi, rèn luyện, giữ kỷ luật và chiến thắng bản thân đã giúp Ronaldo thực sự trở thành một “oanh tạc cơ” trên bầu trời. 
 
Dịch và bổ sung từ bài viết của bác sĩ Rajpal Brar trên Squawka.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

INFOGRAPHIC: Lionel Messi - Ông vua của những kỷ lục LaLiga

Với màn trình diễn chói sáng mới đây: lập cú đúp và kiến tạo 1 bàn thắng để giúp Barca thắng chung cuộc 6-1 trước Real Sociedad, phong độ của Messi trong năm 2021 trở nên rất ấn tượng: 16 trận đấu, 19 bàn thắng và 8 kiến tạo. Nhưng tính riêng ở đấu trường quốc nội, anh đã là một ông hoàng của những kỷ lục mà khó ai có thể phá vỡ.

INFOGRAPHIC: Eden Hazard và danh sách chấn thương dài dằng dặc ở Real Madrid

Sự nghiệp của Eden Hazard tại Real Madrid chưa bao giờ suôn sẻ, lý do là bởi những chấn thương vẫn đeo bám anh từ thời điểm mới gia nhập cho tới nay. Ngày hôm qua, CLB thủ đô Tây Ban Nha xác nhận cầu thủ người Bỉ dính chấn thương cơ thắt lưng, đó là chấn thương thứ 11 của anh trong thời gian khoác áo Real Madrid.

INFOGRAGPHIC: Cristiano Ronaldo và cột mốc 770 bàn thắng, 57 hattrick trong sự nghiệp

Sau khi bị loại khỏi Champions League cùng Juventus, siêu sao người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo đã tạo nhiều thống kê ấn tượng sau khi lập cú hattrick hoàn hảo vào lưới Cagliari đêm qua. Hành trình của anh vẫn đang tiếp tục cùng những thành tích đầy ấn tượng mà theo anh, khi còn là một cậu bé, anh chẳng bao giờ mơ tới.

INFOGRAPHIC: Hành trình của Ronaldo và Messi ở Champions League kể từ mùa 2004/05

Với thất bại của Barca và Juventus ở vòng 1/16 Champions League mùa giải năm nay, đây là lần đầu tiên kể từ sau mùa giải 2004/05, vòng tứ kết Champions League vắng bóng cả Lionel Messi và Cristiano Ronaldo. Có lẽ đây là điều được dự đoán từ trước, nhưng khi nhìn vào thực tế, người hâm mộ vẫn không khỏi bàng hoàng. Thời đại của Ronaldo và Messi ở sân chơi cao nhất này có lẽ đang đi đến hồi kết? Hãy cùng nhìn lại hành trình của họ ở Champions League kể từ mùa 2004/05

X
top-arrow