Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Vì sao vé xem AFF Cup 2018 khan hiếm?

Thứ Bảy 10/11/2018 16:09(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Vé xem đội tuyển Việt Nam tăng chóng mặt cùng với tình trạng khan hiếm do số lượng lượng lớn được dùng làm vé mời thay vì bán ra thị trường.
Nhiều thông tin khẳng định có khoảng 15.000 vé mời (không có mệnh giá) sẽ được phát hành và cho rằng đây là con số tương đối lớn. Như vậy, sẽ chỉ có khoảng 25.000 vé được bán tới tay người hâm mộ.

Trước câu hỏi liệu ban tổ chức có phát hành vé mời với số lượng quá lớn hay không, ông Châu trả lời: "Lớn hay không lớn, thực sự rất khó nói".
Vì sao vé xem AFF Cup 2018 khan hiếm hình ảnh
Nhiều vé xem AFF Cup được phát hành dưới dạng vé mời.


"Vé mời tại AFF Cup lớn hơn so với các giải đấu khác. Đây là giải đấu quốc tế, BTC yêu cầu một lượng tương đối vé mời để họ trả quyền lợi cho nhà tài trợ giải, quan hệ với một số đối tác... Đây là yêu cầu bắt buộc vả cả 10 nước tham dự đều phải thực hiện", ông Châu nói tiếp.

Đồng thời, theo vị này thì sân Mỹ Đình có đặc thù riêng so với nhiều sân khác tại Việt Nam. Cụ thể, khán đài được thiết kế với không chỉ hơn 40.000 chỗ ngồi mà còn cả nhiều phòng VIP, phòng doanh nhân... ở hai khán đài A và B.

"Chúng tôi phát hành vé mời bao gồm cả ghế ngoài khán đài lẫn trong các phòng riêng. Số vé này, cũng như cách sử dụng của ban tổ chức AFF Cup. Một số để mời đối tác, nhà tài trợ hoặc phục vụ công tác đối ngoại. Đó đều là những thành phân được ưu tiên đặc biệt", ông Châu chia sẻ.

Với đường phân phối vé khác là đặt vé qua đường công văn, Phó tổng thư ký Nguyễn Minh Châu cho biết nhu cầu hiện nay là cực kỳ lớn và chắc chắn không thể đáp ứng 100% số lượng đăng ký: "Thống kê sơ bộ cho thấy khoảng hơn 50.000 vé được đăng ký với gần 800 công văn gửi đến, bao gồm cả 2 trận đấu. Con số này vượt quá sức chứa của cả 2 sân".
Viec phat hanh ve dang duoc gap rut trien khai.
Việc phát hành vé đang được gấp rút triển khai.

Chiều qua, bộ phân chuyên môn đã tổ chức cuộc họp kéo dài khoảng 3 tiếng để chốt lại phương án trình lên lãnh đạo VFF. Theo đó, số lượng vé qua đường công văn sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng vé bán.

"Chúng tôi phải cân đối, sắp xếp và có sự ưu tiên cho một số đối tượng nhất định. Ví dụ, phía nhà tài trợ có công văn đặt mua thì chúng tôi phải làm sao để họ có vé sớm và đáp ứng tối đa nhu cầu, dựa trên khả năng thực tế", ông Châu chia sẻ.

Tới chiều 9/11, đợt trả vé đầu tiên đã được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tiến hành cơ bản hoàn tất. Đây là đợt trả vé cho những người đặt mua trực tuyến, gồm cả 2 trận gặp Malaysia trên sân Mỹ Đình và Campuchia trên sân Hàng Đẫy.

"VFF phát hành khoảng 13% tổng lượng vé có mệnh giá (không phải vé mời) phục vụ nhu cầu mua trực tuyến. Con số này là tương đối cao so với một số lần thử nghiệm trước đây, gấp khoảng 4-5 lần", ông Châu cho biết.

Dù vậy, theo nhiều người hâm mộ, lượng vé phát hành qua đường đặt mua trực tiếp vẫn khá thấp so với nhu cầu thực tế. Hiện tượng quá tải, đặt mua thất bại còn tương đối nhiều.

Theo ông Châu, VFF đã nỗ lực hết sức và đang dần hoàn thiện quy trình bởi đây mới là giải đấu đầu tiên chính thức áp dụng phương thức bán vé hiện đại này.

Đợt tiếp theo diễn ra trong ngày 11/11 với việc bán vé tại quầy bán lẻ và trả vé qua đường công văn. Ông Châu khẳng định tất cả sẽ gói gọn trong ngày mai.

"Trường hợp vẫn còn thừa vé không bán hết, chúng tôi sẽ chuyển cho đại lý phân phối để tập trung lo các công việc tổ chức khác", ông cho hay.

Theo Zing.vn

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X