Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Tự truyện Sir Alex Ferguson chương 1: Thật vui vì không ai biết tôi

Thứ Năm 20/11/2014 20:54(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Cuối tháng trước, cuốn tự truyện của Sir Alex Ferguson vĩ đại đã cho ra mắt phần cập nhật, kể về cuộc sống của ông sau khi giải nghệ. Dưới đây là chương đầu tiên

Thử thách ở Havard

Bốn tháng sau khi rời ghế huấn luyện ở M.U, tôi đáp máy bay tới Boston (Hoa Kỳ) để đón nhận thử thách mới - làm việc ở Havard, trường đại học hàng đầu thế giới. Ở đây, tôi được chủ tịch Drew Faust bổ nhiệm vào “Hội đồng đào tạo cao cấp”. Công việc này rất phù hợp với tôi bởi nó đòi hỏi sự từng trải và kiến thức chuyên sâu ở mọi lĩnh vực.

Cảm giác ở Havard gần giống với những gì tôi đã trải qua trong các phòng thay đồ suốt 4 thập kỷ qua. Tôi được đón chào, được làm việc với những con người ưu tú nhất trong giới. Thật may mắn khi ở tuổi này, tôi lại có một trải nghiệm thú vị như vậy.
 

Tu truyen Sir Alex Ferguson chuong 1 That vui vi khong ai biet toi hinh anh
Sir Alex giảng dạy tại ĐH Havard.

Nhưng trường học và bóng đá vẫn có đôi chút khác biệt. Thời còn là một HLV, tôi ít khi nhìn lại quá khứ. Còn bây giờ thì đó là thói quen không thể từ bỏ trước mỗi giờ lên lớp. Tôi luôn tự đặt ra câu hỏi cho mình. Phải tưởng tượng sinh viên trên giảng đường là các cầu thủ trên sân song vấn đề ở chỗ, bạn cần tìm ra những học trò đủ năng lực hỗ trợ bạn bởi đối đấu với giảng viên trong mỗi giờ học là cả trăm bộ não siêu việt, nơi hành trang không chỉ là sách vở trong chiếc ca-táp.

Trong buổi gặp mặt đầu học kỳ mới, 7 cố vấn cao cấp của ban “Hành vi và Lãnh đạo” luôn cố gắng đưa ra những câu hỏi hóc búa để xác định liệu tôi sẽ đóng góp được những gì cho trường. Ở phần tiếp theo của buổi gặp mặt, giáo sư Anita Elberse lại phỏng vấn tôi trước 68 con người tới từ 45 quốc gia khác nhau. Nhìn chung, những thử thách nho nhỏ đó giúp tôi đúc ra một kết luận: năng lực lãnh đạo là tối quan trọng bởi đó là tổng hòa của sự tự tin, kỹ năng quan sát và khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng. Gần 30 năm ở M.U đã giúp tôi thêm vững bước trong chương mới của cuộc đời.

Kỳ nghỉ đặc biệt

Kỷ niệm đáng nhớ nhất với tôi kể từ thời điểm rời xa sân cỏ là chuyến đi chơi cùng gia đình tới Hebrides (quần đảo nằm ở phía Tây Scotland), ít giờ sau khi Andy Murray đăng quang ở Wilmbledon. Khởi hành từ Oban, đoàn chúng tôi lần lượt ghé qua những địa danh nổi tiếng như Ione, Skye hay Tobermory. Động Fingal ở Staffa cũng ấn tượng chẳng kém. Ngồi trên thuyền, tôi tự hỏi: “Tại sao mình không làm như vậy suốt bao năm qua?”. 71 tuổi cho lần đầu thưởng ngoạn sự hùng vĩ của quê hương, tự tôi cũng cảm thấy có chút xấu hổ.

Những ngày ở Hebrides cho tôi những trải nghiệm chân thật và “rất đời” mà lúc còn dẫn dắt M.U, tôi chưa có dịp hoặc không có thời gian mà nhận ra. Một tối, khi thuyền trưởng đang kể cho tôi những câu chuyện của ông sau 40 năm lênh đênh trên biển thì bất chợt, một đám cướp biển với những lưỡi dao bóng loáng xuất hiện khiến tim rôi như muốn rơi ra. Hóa ra là trò đùa tinh nghịch của mấy người cùng đoàn.

Sáng sớm hôm sau, cả đoàn di chuyển lên bán đảo Knoydart. Tôi tận tai nghe thấy anh dẫn đường dặn dò từng người: “Không có sóng điện thoại đâu, nhớ dặn người ở nhà đấy”. Cái này mà ở thành phố thì bị cho là thừa bởi phần lớn mọi người đều biết phạm vi hoạt động của sóng di động. Ngày cuối cùng, tôi cùng các con thư giãn ở một quán pub nhỏ tại Knoydart. Và bạn biết không, không ai biết Sir Alex là cái quái quỷ gì cả. Thật vui vì không ai biết tôi.

Cuộc sống đảo lộn

Cuộc sống của tôi thay đổi hoàn toàn chỉ một thời gian ngắn sau giải nghệ. Tôi quay lại Old Trafford sau ca tiểu phẫu ở hông. Đó là hôm M.U tiếp Real Sociedad ở vòng bảng Champions League, ngay sát thời điểm tôi ra mắt tự truyện. Trước đó, thân tín của tôi gọi điện thông báo nhiều người đã xếp hàng suốt 6 tiếng để chờ sách ra mắt. Tôi liền đến Old Trafford và ký tặng những cuốn đầu tiên. Đó cũng là lần đầu tôi ở gần NHM đến vậy. Lúc đầu cũng có chút lạ lùng, nhưng dần dần cũng quen. Ngày xưa, cứ thấy đám đông là tôi muốn tránh xa. Còn giờ, tôi chỉ ước có thêm mấy tiếng giao lưu với mọi người.

Năm nghỉ hưu đầu tiên là quãng thời gian tôi cùng vợ tham dự rất nhiều sự kiện mà trước kia hiếm khi tôi ngó ngàng tới. Tôi đón năm mới ở Barbados với Dave Whelan - chủ tịch của Wigan nhân dịp sinh nhật lần thứ 50 của ông ấy suốt một tuần liền. Ngày nào cũng vậy, tiệc tùng kéo dài từ 12 giờ trưa tới tận 4 giờ sáng hôm sau tại nhà hàng Lone Star sang trọng nhất Barbados.

Lễ trao giải Oscar cũng thú vị lắm. Rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong và ngoài giới điện ảnh xuất hiện ở đó. Tôi trò chuyện với Lupita Nyong’o, diễn viên đóng trong phim “12 năm làm nô lệ” và anh trai cô ấy, một fan cuồng nhiệt của M.U. À, tôi còn gặp cả Serena Williams nữa. Tôi còn tham dự Vanity Fair - đặc sản của Oscar với trò chơi nổi tiếng: Who’s who of Hollywood (Ai là ai ở Hollywood).

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là những người Scotland. Được tiếp xúc với Reese Witherspoon (từng đoạt Oscar Nữ diễn viên chính trong phim Walk the Line năm 2005) là vinh dự lớn của tôi. John Witherspoon, tổ tiên của cô ấy là một người Scotland vĩ đại: là hiệu trưởng thứ 6 trong lịch sử của đại học New Jersey, tiếp đến đảm nhiệm vai trò tương tự ở đại học Princeton (cùng danh tiếng với Havard) và là một những nhân vật đặt nền móng cho sự phát triển của nền giáo dục Hoa Kỳ.

Tôi và Cathy đang trải qua những ngày tháng, nói thế nào nhỉ: vừa xa lạ nhưng lại rất thân thuộc. Không còn là Sir Alex của bóng đá, tôi chỉ đơn giản là người lữ hành đang khám phá những cung đường của riêng mình. Cuộc sống của tôi hoàn toàn thay đổi, nhưng tôi cảm thấy hài lòng với những ngày tháng bình thản này.

Theo choibong

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X