Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Những gã thủ môn tệ nhất thế giới!

Thứ Hai 08/01/2007 10:58(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Câu chuyện bắt đầu từ câu hỏi trên một tờ báo thể thao của nước Anh: “Đã từng có một thủ môn hàng đầu nào chơi dở đến độ bị thay ra ngay trong hiệp 1?” Một danh sách dài đã được các độc giả của báo “tiến cử”, trong đó buồn thay người đầu tiên được nhắc đến chính là Jens Lehmann!

 

Người đầu tiên phải nhắc đến là thủ thành số 1 của Arsenal và đội tuyển Đức hiện nay: Jens Lehmann. Đó là một trận đấu trên sân của Cagliari năm 1998, trong thời kỳ “ác mộng” của Lehmann ở AC Milan.
 
Lehmann khởi đầu trận đấu bằng cách đón trượt một pha lật bóng của cầu thủ đối phương và “biếu không” cho đội chủ nhà một bàn thắng. Sau đó, một pha phạm lỗi cực kỳ thô kệch của anh chàng người Đức đối với Roberto Muzzi lại “biếu” thêm một quả penalty cho Cagliari.
 
HLV Milan khi ấy là Alberto Zaccheroni, vốn là một người rất nóng tính. Ông không thể chịu đựng được gã thủ môn vụng về này nữa, quyết định “đuổi cổ” anh khỏi sân và thay bằng Sebastiano Rossi. 
 
Rossi cản phá thành công cú sút phạt đền của Muzzi, nhưng Caglari vẫn giành chiến thắng 1-0. Lehmann khi ấy còn bị các CĐV Milan ghét đến độ họ kêu gọi Zac mua về anh chàng nổi tiếng hậu đậu Mark Bosnich để “tống khứ” Lehman cho nhanh!
Gần đây hơn, trong trận đấu cuối cùng của mùa giải Ligue 1 vừa qua giữa Le Mans và Lyon, thủ môn Yohan Pelé cũng đã phải “chịu” số phận tương tự. Sau khi để lọt lưới đến 3 bàn chỉ trong 35 phút đầu tiên, Pelé liền bị thay ra nhường chỗ cho Rodolphe Roche. Nhưng đâu ngờ anh chàng đóng thế Roche còn chơi tệ hơn: “mời” Lyon ghi đến 5 bàn nữa để kết thúc trận thua 1-8 của Le Mans!
 
Trên đấu trường quốc tế, những sự vụ tương tự cũng xảy ra không ít. Trận đấu vòng sơ loại World Cup 2002 giữa Nigeria và Ghana là một ví dụ. Bị những chú “Đại bàng xanh” dẫn trước đến 3-0 chỉ trong 35 phút đầu tiên, HLV trưởng Ghana phải lôi ngay anh chàng thủ môn tội nghiệp Osei Boateng ra và thay bằng James Nanor.
 
Chưa hết, Nanor cũng chỉ trụ lại được đúng 2 phút rồi cũng bị trọng tài rút thẻ đỏ đuổi khỏi sân khiến Ghana (khi ấy không còn thủ môn nào dự phòng) buộc phải để đội trưởng Emmanuel Kuffour về làm thủ môn. Và như một phép màu, Kuffour không để lọt lưới bàn nào nữa, giữ nguyên tỷ số thua 0-3 “đầy tự hào” cho Ghana.
 
Nhân nhắc đến James Nanor, anh là một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất Ghana, ngang với những Essien, Kuffour,… bởi một sự kiện khác.
 
Trong một trận đấu tại Champions League châu Phi cho Hearts of Oak năm 1999, phẫn uất với quyết định của  trọng tài, chàng ta liền lao lên và “tương” lên mặt ông một cú tát trời giáng! “Phần thưởng” cho Nanor là một năm cấm thi đấu từ Liên đoàn bóng đá châu Phi.

Trở lại với chủ đề những tay thủ môn tệ nhất, một “ứng cử viên nặng ký” là Mwamba Kazadi của đội tuyển quốc gia Zaire tham dự vòng chung kết World Cup năm 1974. Đội tuyển Zaire khi ấy đã rất anh dũng trở thành đại diện Phi Châu đá Cúp thế giới nhưng buồn thay còn chưa nắm rõ luật bóng đá! Kết quả là Zaire trở thành đội bóng thua nhiều nhất lịch sử vòng chung kết World Cup.
 
Trận đấu giữa Zaire (CH Congo ngày nay) và Nam Tư cũ, Kazadi bị thủng lưới đến 3 lần chỉ trong 20 phút đầu tiên và ngay lập tức bị BHL thay ra. Lần chạm bóng đầu tiên của người thế chỗ Dimbi Tubilandu cũng là lần vào lưới nhặt bóng, đó cũng là công việc anh phải làm đến 5 lần tiếp sau trong trận thua 0-9 của “những chú báo châu Phi”.

Dino Zoff và Acasuzo

 Người cuối cùng được nhắc tên là Jose Acasuzo của đội tuyển Peru. Trận đấu play-off trọng đại tranh suất dự World Cup 1986 giữa Peru và Chile trở thành kỷ niệm Acasuzo muốn quên nhất.
 
Trước đó, Acasuzo đã “nổi đoá” đòi CLB sở hữu mình tăng lương lên gấp đôi, không được đáp ứng, anh chàng liền gật đầu với một đội bóng nước ngoài… Từng ấy sự việc đã khiến anh ta bị những cổ động viên Peru “ghét mặt”, và như để trả thù những tiếng la ó trên khán đài, Acasuzo đã bắt bóng vô cùng “lỏng tay”.
 
Ngay tình huống đầu tiên, Acasuzo đã đề cú dứt điểm nhẹ hều của cầu thủ Chile “tọt” qua khe giữa hai chân vào lưới. Liên tiếp sau đó, chàng ta 2 lần để tiền đạo đối phương một cách đơn giản và bị thay ra ngay từ phút 13 nhường chỗ cho Ramon Quiroga.
Peru sau đó đã rất nỗ lực nhưng không thể san bằng khoảng cách điểm số, đành chịu thua 3-5 và cay đắng nhìn Chile hể hả với chiếc vé đến World Cup 1986.

Theo Dân Trí

 

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X