Thứ Bảy, 20/04/2024Mới nhất
Zalo

Những cầu thủ đi theo con đường chính trị: Tố chất lãnh đạo từ trên sân cỏ ra ngoài xã hội

Thứ Sáu 11/10/2019 11:28(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Chính trị căng thẳng khác xa bóng đá giải trí, nhưng không ít danh thủ sau khi giải nghệ vẫn quyết định dũng cảm dấn thân vào chính trường với mong muốn góp phần dựng xây quê hương đất nước.

Andryi Shevchenko

Cầu thủ bóng đá làm chính trị Nhà lãnh đạo không chỉ trên sân cỏ hình ảnh
Andriy Shevchenko

Ngay sau kỳ Euro 2012 được tổ chức ngay trên quê hương, chủ nhân Quả Bóng Vàng Châu Âu năm 2004 Andriy Shevchenko quyết định chia tay sân cỏ để theo đuổi con đường chính trị. Anh là thành viên quan trọng của đảng Ukraine Tiến lên cũng như công khai ủng hộ đảng Dân chủ Xã hội Ukraine.

Cựu tiền đạo huyền thoại của AC Milan có biệt danh “Linh dương Đông Âu” này còn tham gia tranh cử vào quốc hội Ukraine nhưng không có đủ số phiếu bầu cần thiết. Thời điểm hiện tại, Sheva đang đảm nhiệm tương đối thành công vai trò HLV trưởng của đội tuyển quốc gia Ukraine.

Roman Pavlyuchenko

Những cầu thủ đi theo con đường chính trị Tố chất lãnh đạo từ trên sân cỏ ra ngoài xã hội hình ảnh 2
Roman Pavlyuchenko

Gia nhập Tottenham không phải bước ngoặt duy nhất của Pavlyuchenko trong năm 2008. Tiền đạo người Nga được bầu vào hội đồng nhân dân thị trấn Stavropol với tư cách thành viên đại diện đảng Liên Minh Nga của tổng thống Vladimir Putin. Trong khi đó, người đồng đội Arshavin của anh cũng từng bất ngờ ứng cử chức thị trưởng thành phố Saint Petersburg nhưng lại bỏ cuộc phút chót mặc dù đã vận động hành lang rất tích cực.

George Weah

George Weah
George Weah

Chiến thắng Quả Bóng Vàng Châu Âu cũng như danh hiệu Cầu thủ hay nhất thế giới năm 1995 khi khoác áo AC Milan và Paris Saint-Germain, George Weah là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Châu Phi. Tuy nhiên, cái tầm của cựu tiền đạo người Liberia thậm chí còn vượt ra xa ngoài phạm vi sân cỏ.

Sau nhiều năm tham gia công tác Đại sứ Thiện chí cho Liên Hợp Quốc vì các sứ mệnh nhân đạo, George Weah quyết định thực sự dấn thân vào chính trường từ tháng 8/2005 khi tranh cử tổng thống ở quê hương. Ông đã nhận thất bại trước Ellen Johnson-Sirleaf, người trở thành nữ tổng thống đầu tiên ở lục địa đen.

Tiếp tục là một thất bại nữa trong năm 2011 nhưng George Weah vẫn quyết tâm không bỏ cuộc, để rồi thành quả xứng đáng được đền đáp vào năm 2017. Ông được bầu làm đương kim tổng thống của Liberia sau khi giành chiến thắng trước phó tổng thống đương nhiệm Joseph Boakai.

Pele và Zico

Pele va Zico
Pele và Zico

Đây là hai trong số những huyền thoại vĩ đại nhất lịch sử bóng đá Brazil. Trong khi Pele “xịn” là Bộ trưởng Thể thao trong giai đoạn 1995-1998 thì “Pele trắng” Zico chính là người tiền nhiệm của ông. Cựu HLV trưởng đội tuyển Thái Lan giữ chức trong năm 1990, nhưng nhanh chóng từ nhiệm chỉ sau 13 tháng điều hành bởi áp lực của một cuộc vận động hành lang, với mục đích yêu cầu nghị viện trì hoãn kế hoạch thông qua dự án cải cách và hiện đại hóa bóng đá Brazil của ông.

Oleg Blokhin

Oleg Blokhin
Oleg Blokhin

Quả Bóng Vàng Châu Âu năm 1975 ban đầu là thành viên đảng Cộng sản Ukraine nhưng hiện nay đã gia nhập đảng Xã hội dân chủ Ukraine. Huyền thoại bóng đá Soviet đã nhiều lần được bầu vào Quốc hội Ukraine, nhưng dần dà chuyên tâm trở lại cho niềm đam mê bóng đá với công tác huấn luyện.

Marc Wilmots

Marc Wilmots
Marc Wilmots

Sau khi giải nghệ vào năm 2003, cựu danh thủ của bóng đá Bỉ lập tức tham gia chính trị và được bầu vào quốc hội, giữ chức thượng nghị sĩ cho đến năm 2005. Ông còn từng khởi xướng phong trào đòi quyền nói tiếng Anh mang tên “Mouvement réformateur”.

Tuy nhiên, Marc Wilmots cũng sớm rời bỏ chính trường để trở lại đời sống bóng đá với sự nghiệp cầm quân. Ông làm HLV trưởng dẫn dắt đội tuyển quê hương Bỉ tham dự World Cup 2014, trước khi chuyển sang tiếp quản những Bờ Biển Ngà và Iran.

Hakan Sukur

Hakan Sukur
Hakan Sukur

Năm 2011, cựu tiền đạo người Thổ Nhĩ Kỳ, chủ nhân của bàn thắng nhanh nhất lịch sử World Cup (trận tranh hạng ba với Hàn Quốc năm 2002), được bầu làm nghị sĩ của Đảng Công lý và Phát triển. Chưa lâu trước đó, Hakan Sukur còn bị truy nã với cáo buộc tội danh tham gia nhóm khủng bố có vũ trang tiến hành cuộc đảo chính. Năm 2012, ông từng sỉ nhục tổng thống Recep Tayyip Erdogan trên Twitter. 

Gianni Rivera

Gianni Rivera
Gianni Rivera

Quả Bóng Vàng Châu Âu năm 1969 là một huyền thoại vĩ đại của CLB AC Milan và bóng đá Ý nói chung. Tiền vệ sinh năm 1943 từng bốn lần tham dự World Cup và đoạt ngôi á quân năm 1970, cũng như đóng vai trò trụ cột trong hai chiếc cúp C1 Châu Âu cũng như danh hiệu vô địch EURO 1968 của Azzurri.

Sau này khi đã giải nghệ, Gianni Rivera giữ chức phó chủ tịch AC Milan và rồi quyết định tham gia chính trị, trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Italia dưới thời Thủ tướng Romano Prodi hay thậm chí từng giữ ghế trong Nghị viện Châu Âu.

Romario

Romario
Romario

Năm 2009, Romario gia nhập đảng Xã hội và chỉ sau đó một năm, sự nhiệt huyết cùng với tầm ảnh hưởng sâu rộng đã giúp nhà vô địch World Cup 1994 được bầu vào Hạ viện Brazil. Tháng Mười 2014, ông tiếp tục chiến thắng trong cuộc đua giành ghế nghị viện trong cuộc bầu cử ở khu vực Rio de Janeiro.

Kakha Kaladze

Kakha Kaladze
Kakha Kaladze

Cựu tuyển thủ Georgia nổi tiếng trong màu áo AC Milan là thành viên Quốc hội Georgia và giữ chức Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên trong nội các của Thủ tướng Bidzina Ivanishvili kể từ tháng 2/2012.

Sol Campbell

Sol Campbell
Sol Campbell

Năm 2015, cựu danh thủ Sol Campbell tham gia chiến dịch tranh cử chức Thị trưởng London để kế nhiệm Boris Johnson, người sau này đã đắc cử Thủ tướng Anh. Đảng Bảo Thủ đẩy nhanh tiến trình biến trung vệ một thời khoác áo Arsenal và Tam Sư trở thành chính trị gia song đã thất bại ở vòng cuối cùng. Sol Campbell theo phe ủng hộ Brexit.

Didier Drogba

Didier Drogba
Didier Drogba

Tiền đạo huyền thoại của Chelsea là đại sứ thiện chí của Liên hiệp quốc tại Bờ Biển Ngà. Năm 2010 khi còn là cầu thủ, “Voi rừng” được bầu chọn vào Top 100 người ảnh hưởng nhất thế giới do những nỗ lực và hành động thiết thực kêu gọi hòa bình, chấm dứt nội chiến trên quê hương.

Lilian Thuram

Lillian Thuram
Lillian Thuram

Cựu hậu vệ lừng danh của JuventusBarcelona tích cực tham gia chính trị, thường xuyên lên tiếng về các vấn nạn bất công xã hội, phân biệt chủng tộc, hôn nhân đồng tính và cổ vũ độc lập ở xứ Catalonia. Ông là một trong những người đứng đầu phong trào xã hội chống phân biệt chủng tộc ở Pháp và lập ra một quỹ đặc biệt mang tên mình để hỗ trợ cuộc đấu tranh, thậm chí viết sách và xuất bản. 

Albert Gudmundsson

Albert Gudmundsson
Albert Gudmundsson

Cố danh thủ từng khoác áo Rangers, Arsenal, AC Milan từng giữ ghế Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Công nghiệp của Iceland, cũng như vai trò Đại sứ Iceland tại Pháp và có đứng ra tranh cử chức Tổng thống Iceland năm 1980 nhưng thất bại.

Titi Camara
Titi Camara

(*) Ngoài những cái tên nổi tiếng nói trên, còn có thể kể ra các trường hợp của Titi Camara – cựu tiền đạo Liverpool và Marseille làm Bộ trưởng Thể thao Guinea trong giai đoạn 2010-2012, Jose Cevallos – thủ môn xuất sắc nhất lịch sử bóng đá Ecuador làm Bộ trưởng Thể thao nước này từ năm 2011, Henry McLeish từng giữ chức Thủ hiến Scotland trong năm 2000-2001, Yordan Letchkov được bầu làm thị trưởng thành phố Sliven, Bulgaria vào năm 2003, Kaj Leo Johannesen – cựu thủ môn kiêm thủ tướng của Đảo Faroe trong vòng bảy năm 2008-2015…

Top danh thủ “văn võ song toàn”: Đá bóng hay, học cũng phải giỏi!
Để chuyên tâm cho sự nghiệp bóng đá, hầu hết các cầu thủ đều không đầu tư bản thân quá nhiều vào việc trau dồi kiến thức văn hóa và nâng cao trình độ học vấn....
Gia Khoa (TTVN)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X