Thứ Tư, 25/12/2024Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt và những cái chết trắng

Thứ Bảy 08/09/2012 07:05(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Mọi thứ cho đến giờ vẫn chỉ là nghi án nhưng nếu ai xem clip về Huy Hoàng với những biểu hiện khác thường trong xe ô tô sẽ không thể không đặt ra nghi ngại.

HLV Hữu Thắng đã lên tiếng phủ nhận việc đội trưởng của CLB SLNA “phê thuốc”, đồng thời lý giải những biểu hiện bất thường của Huy Hoàng chỉ là say rượu. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn ngồn ngột và dương như cái lý “say” là chưa đủ.

Nếu Huy Hoàng dùng ma túy thì thêm một lần nữa, bóng đá Việt một phen rúng động. Và câu hỏi đặt ra tức thì trong trường hợp “nếu” này là: Một người như Huy Hoàng có thể dùng ma túy thì còn bao nhiêu cầu thủ nữa cũng có thể dùng ma túy?

Cầu thủ Việt, lắc ư, chuyện nhỏ!

Nói đến cầu thủ nghiện, hay bay lắc không thể không nhắc tới cái tên Xuân Thành. Tiền vệ của Hà Nội ACB đã bị bắt vì tàng trữ cả chục viên thuốc lắc trong người khi đang chuẩn bị sử dụng ở vũ trường New Century tại Hà Nội.

Huy Hoàng khi bị công an yêu cầu xuống xe, lập biên bản.
Huy Hoàng khi bị công an yêu cầu xuống xe, lập biên bản.

Ngoài ra có thể kểm đến một nhóm cầu thủ của T&T.HN cùng đã bị CA bắt năm 2008 trong một động lắc tại Quận 7, TP.HCM. Trong nhóm này có Lê Hoàng Anh Thi - cầu thủ đã có "tì vết".

Cũng trong năm này, có thông tin sau khi giành HCĐ của mùa bóng, rất đông các "ngôi sao" của XM.Hải Phòng đã mừng công trong một vũ trường tại đất Cảng với những viên thuốc “lạ” trên bàn.

Đó là một vài ví dụ tiêu biểu cho thói quen “bay lắc” của không ít cầu thủ Việt đã từng bị phanh phui và theo dự đoán những gì chưa bị phanh phui là phần chìm của một tảng băng.

Bài học từ Molina

Đầu năm 2010, cái tin tiền vệ của B.Bình Dương, Molina đột tử vì sử dụng ma túy quá liều đã khiến làng bóng đá Việt Nam ngã ngửa.

Molina chết tại một khách sạn ở phường Phạm Ngũ Lão (TP.HCM) trong tình trạng mũi bị trào máu. Trên cơ thể không có dấu hiệu thương tích do va chạm hay bị đánh đập từ bên ngoài. Ngay bên cạnh Molina còn gần nguyên một gói bột màu trắng đang sử dụng dở và kim tiêm. Cơ quan điều tra sau đó cũng đưa ra kết luận nguyên nhân dẫn đến cái chết của Molina là “sốc” do dùng ma túy quá liều.

Trước Molina còn có một “tay chơi” khác cũng đã "biến mất" một cách đầy bí ẩn. Đó là Musisi, ngoại binh người Uganda đến Việt Nam khoác áo Đà Nẵng.

Musisi từng khoác áo 1 CLB ở giải VĐQG Pháp vì thế khi về đội bóng sông Hàn, anh nhanh chóng khẳng định được giá trị của mình bằng một kỹ năng chơi bóng rất nhuần. Tài năng nhưng Musisi cũng là một "tay chơi" cự phách bên ngoài sân bóng.

Kết thúc mùa bóng 2003 - 2004, Musisi về thăm nhà rồi không bao giờ trở lại nữa. Phải tới vài năm sau thông qua Ronal Martin (sau này được nhập tịch là Trần Lê Martin - của Hòa Phát Hà Nội) nhiều người mới vỡ lẽ, sở dĩ Musisi không trở lại Việt Nam nữa, bởi anh đã mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.

Năm 2005 Musisi qua đời, và thời điểm mà Musisi dính căn bệnh thế kỷ lại là quãng thời gian chơi cho đội bóng sông Hàn... Một kết cục chẳng ai muốn cho tài năng của bóng đá Uganda.

Bài học từ chính cầu thủ xứ Nghệ

Bóng đá lên chuyên nghiệp với sự thay đổi về cơ chế khi các doanh nghiệp sắn tay vào làm bóng đá đã kéo theo một cuộc đổi đời cho giới quần đùi áo số Việt.

Tiền dư, các cầu thủ bắt đầu tính chuyện tậu xế sang, mua nhà lớn, lấy vợ đẹp… và không từ cả vùi mình vào ma túy, để rồi tàn sự nghiệp, tàn cả cuộc đời. Nổi bật có thể kể đến Hồng Việt của SLNA.

Cùng lứa với Trọng Hoàng, Văn Bình, Đình Đồng nhưng Việt nổi trội hơn hẳn ở đội “chịu chơi” và khi mới bước sang tuổi 19 Việt đã dính sâu vào ma túy cùng với đồng đội Văn Hiền. Kết quả, cả Việt và Hiền sau khi bị phát hiện năm 2006 đã bị SLNA sa thả.

Trước Việt ở xứ Nghệ còn có Phan Thanh Tuấn một tiền vệ được đánh giá là toàn diện hơn cả Hồng Sơn, nhưng rốt cuộc tài năng chưa kịp nở thì thân xác đã tàn vì cái chết trắng.

(Theo VTC)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X