Thứ Ba, 05/11/2024Mới nhất
Zalo

Ai Cập tuyên tử hình 10 CĐV gây ra vụ bạo loạn thế kỷ

Thứ Tư 22/02/2017 15:35(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Những CĐV bóng đá khát máu sẽ phải trả giá khi gây ra cuộc bạo loạn năm 2012 làm 74 người thiệt mạng và 500 người bị thương, khiến các SVĐ ở Ai Cập phải đóng cửa 3 năm.
Ai Cap tuyen tu hinh 10 CDV gay ra vu bao loan the ky hinh anh
CĐV Al Ahly khiêng quan tài của những người anh em xấu số, diễu hành trên đường phố Cairo và tuyên bố trả thù Al Masry. Ảnh: AP

Tòa án tối cao Ai Cập hôm 19/2 ra phán quyết y án tử hình về tội giết người đối với 10 CĐV quá khích tham gia vụ bạo loạn kinh hoàng năm 2012. Sự cố này đã khiến 74 người thiệt mạng, hơn 500 người bị thương, trở thành một trong những thảm kịch lớn hàng đầu lịch sử bóng đá thế giới.

Bản án của tòa giám đốc thẩm là bản án cuối cùng, các bị can đã hết đường kháng cáo. Tòa tối cao Ai Cập còn tuyên y án 15 năm tù giam với 10 CĐV, 10 năm đối với 14 CĐV và 5 năm dành cho 15 người khác.

Ngày 1/2/2012, tại thành phố Port Said nằm bên bờ Địa Trung Hải, một cuộc bạo loạn xảy ra trong trận đấu giữa chủ nhà Al Masry và Al Ahly thuộc giải Ngoại hạng Ai Cập. Sau khi trọng tài nổi còi kết thúc trận đấu, đám đông CĐV Al Masry dùng dao, gậy và đá lao đến tấn công CĐV của đội khách trên khán đài và còn truy sát xuống dưới sân do thấy biểu ngữ xúc phạm mình.

Các cổ động viên đội khách chạy thục mạng, dồn ứ vào một cánh cửa dẫn đến tình trạng giẫm đạp hoảng loạn khi những kẻ quá khích đang đuổi sau lưng họ. Nhân chứng cho biết nhiều nạn nhân đã rơi từ khán đài xuống khi cố gắng chạy trốn những kẻ khát máu.
Ai Cap tuyen tu hinh 10 CDV gay ra vu bao loan the ky hinh anh 2
Cầu thủ Al Ahly chạy trốn khỏi sân đấu. Ảnh: AP.


Thảm kịch sau đó còn lan đến thủ đô Cairo khiến thêm 16 người thiệt mạng. Hầu hết nạn nhân ở thành phố Port Said là thành viên tổ chức “Ultras Ahlawy”, nhóm fan cuồng của Al Ahly nay đã bị nhà chức trách đặt ngoài vòng pháp luật. Năm 2015, tòa án Ai Cập xếp Ultras Ahlawy vào dạng tổ chức khủng bố.

Chuỗi sự cố đã khiến giải Ngoại hạng Ai Cập bị đình chỉ trong vòng 1 năm nhưng sau đó được phép tiếp tục trong tình trạng không khán giả. Phải đến tháng 2 năm 2015, các sân mới được phép mở cửa trở lại.

Thế nhưng, ngay trận đầu dỡ lệnh cấm, thảm kịch tiếp tục xảy ra. Đó là trận đấu giữa Zamalek SC và ENPPI, các cổ động viên không mua vé nổi loạn để tìm cách trốn vào sân, buộc cảnh sát phải dùng đạn hơi cay và đạn giả dẫn tới tình trạng hỗn loạn. Hậu quả của sự cố là 22 CĐV vĩnh viễn ra đi.

Theo Zing.vn

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Những sân bóng đá "dị" nhất thế giới có thể bạn chưa biết

VIDEO: Những sân bóng đá dị nhất thế giới có thể bạn chưa biết

VIDEO: Những sân bóng đá "dị" nhất thế giới có thể bạn chưa biết

Những sân vận động trong video này dù không không trang bị công nghệ tân tiến với hàng trăm nghìn chỗ ngồi để phục vụ các cầu thủ và cổ động viên, nhưng lại là những kiệt tác độc đáo, bởi nó nằm ở những vị trí địa lý đặc biệt hoặc nổi bật nhờ những nét kiến trúc, màu sắc đầy lạ lẫm.

Xem thêm
top-arrow
X