Thứ Ba, 19/03/2024Mới nhất
Zalo

Xin lỗi Ronaldo, World Cup không phải Premier League

Thứ Năm 03/12/2015 15:42(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 24 năm trước, từng có một HLV trao cho cầu thủ cái quyền yêu cầu được cả đội phục vụ để ghi bàn. 24 năm sau, câu chuyện ấy xuất hiện trở lại, nhưng kết quả thật khác.

1. Người Anh nói chung và các CĐV Southampton nói riêng chắc vẫn chưa quên cái tên Matthew Le Tissier. Ông là huyền thoại bất tử của Southampton và cũng là một trong những cầu thủ đầu tiên khai sinh ra khái niệm thế nào là đội bóng một người.

Ronaldo chưa đủ tầm để kéo cả ĐT Bồ Đào Nha
Ronaldo chưa đủ tầm để kéo cả ĐT Bồ Đào Nha

Năm 1990, HLV Alan Ball trong nỗ lực cứu Southampton thoát khỏi cuộc khủng hoảng đã gặp riêng Le Tissier và trao cho anh một đặc biệt: "Cậu được phép đứng ở giữa sân hét lớn: Tôi là cầu thủ giỏi nhất đội. Chỉ có tôi mới kéo các bạn ra khỏi mớ rắc rối hiện tại".

Le Tissier chỉ việc yêu cầu một cách khoa trương và hống hách như thế, bóng sẽ tự tìm đến chân anh. Cả 10 cầu thủ Southampton khi đó ra sân như thể 10 công nhân phục vụ cho một mình Le Tissier. Họ có thể chuyền bóng qua lại cho nhau, nhưng đường chuyền cuối cùng bao giờ cũng phải tìm đến vị trí của Le Tissier. Southampton đã thành công với hình mẫu đội bóng một người kiểu này còn cá nhân Le Tissier trở thành một trong những huyền thoại của bóng đá Anh.

2. 24 năm sau khi xuất hiện một HLV cho phép một cầu thủ được tự ý định đoạt trận đấu lại xuất hiện thêm một HLV khác tin tưởng vào triết lý ấy: Paulo Bento. Ông đặt trọn niềm tin vào Cristiano Ronaldo. Có Ronaldo là có Bồ Đào Nha. Ít nhất thì Bento nghĩ vậy.

Trong trận đấu với ĐT Đức tối qua, tờ A Bola tỉ mỉ nhặt ra ít nhất 5 tình huống mà lẽ ra kết quả thi đấu đã tốt hơn nếu các cầu thủ Bồ Đào Nha tìm một địa chỉ khá thay vì chỉ nhắm đến Ronaldo. Phóng viên tờ này khen Nani. Họ cho rằng, BĐN nên có một cầu thủ dám tự ý dứt điểm, dù rằng cái cách anh làm điều đó âu cũng chỉ xuất phát từ cái khuôn CR7.

Ronaldo chắc hẳn cũng hào hứng vô cùng khi được gánh trên vai trọng trách mà những tiền bối vĩ đại như Maradona, Pele, Garrincha cũng từng gánh vác: Trọng trách một tay kéo cả một đội tuyển đi lên tại một kỳ World Cup. Nếu thành công, sử sách World Cup sẽ ghi tên Ronaldo vào khu vực trang trọng nhất. Còn nếu thất bại, anh vẫn sẽ là một siêu sao, nhưng một con én sao dệt nổi mùa xuân. Đại loại thế.

3. Tuy nhiên, Ronaldo đã rất nhầm lẫn câu chuyện giữa vai trò của anh và Le Tissier 24 năm trước. Southampton năm 1990 không phải trận đấu nào cũng chơi hay khi phụ thuộc cả vào Le Tissier. Nhưng họ vẫn sống sót ở giải đấu cao nhất nước Anh đơn giản là vì Premier League có tới 38 trận đấu. Hỏng trận này, Le Tissier sửa ở trận khác.

Còn tính chất của World Cup không chấp nhận những cuộc chơi phiêu lưu như thế. Ronaldo chưa hoàn toàn khỏe mạnh, điều này ai cũng rõ, mà hẳn là Paulo Bento còn phải rõ nhất. Nhưng ông vẫn đưa Ronaldo ra sân đơn giản là vì ông không có lựa chọn nào khác và bản thân CR7 cũng rất hào hứng khi được gánh vác niềm tin lớn đến thế.

Nhưng cả Bento và Ronaldo đều chỉ suy nghĩ theo một hướng. Nếu Ronaldo hay, Bồ Đào Nha mới hay. Còn ngược lại, nếu trận đấu chỉ chứng kiến một Ronaldo uể oải, chạy một chút là cúi xuống thở dốc, cả tập thể BĐN cũng sẽ đi xuống.

Maradona, Pele hay Garrincha bước vào những kỳ World Cup mà họ đặc biệt thành công không đi cùng với trách nhiệm phải một tay kéo đội tuyển. Sự xuất sắc của họ đã vô tình làm được điều đó. Còn Ronaldo thì ngược lại. Anh nhận trọng trách kéo cả BĐN đi lên, nhưng lại không đủ sức làm điều đó.

Theo Soha

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X