Thứ Tư, 01/05/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 2014: Sẽ lại là cuộc chiến Âu - Mỹ

Thứ Năm 29/05/2014 06:40(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Tỷ lệ cho một đội bên ngoài châu Âu hoặc Nam Mỹ vô địch World Cup là 1/45 (đặt 1, ăn 45). Nhưng chắc chắn là sẽ có rất ít người dám đặt cược vào tỷ lệ này. Trong lịch sử 19 kỳ World Cup mới chỉ có 8 đội khác nhau đăng quang và họ không đến từ châu Âu thì cũng đến từ Nam Mỹ.

TỔ CHỨC NAM MỸ, NAM MỸ VÔ ĐỊCH

Thế giới có hơn 200 quốc gia, bóng đá là môn thể thao vua tại châu Phi và châu Á, nhưng chưa từng có một quốc gia nào ở 2 châu lục này mon men lại gần vinh quang. Người Mỹ là cường quốc thể thao hàng đầu thế giới, nhưng họ vẫn không cách nào tiệm cận được đẳng cấp của những đội bóng hàng đầu. World Cup 2014 vì thế vẫn chỉ là cuộc chơi riêng của châu Âu và Nam Mỹ mà thôi.

Liệu lần này lịch sử có đổi chiều?
Liệu lần này lịch sử có đổi chiều?

Khi được hỏi về triển vọng giành chức vô địch tại Brazil, Trưởng đoàn của đội tuyển Đức Oliver Bierhoff đã nói: “Điều này gần như không thể. Nam Mỹ luôn có lợi thế khi World Cup tổ chức tại châu lục của họ”. Đó có thể là một cách để tự giảm áp lực của Bierhoff, hoặc cũng có thể là ông... nói thật. Mang câu hỏi này đến với HLV của các đội hàng đầu châu Âu như Vicente del Bosque hay Cesare Prandelli, câu trả lời của họ cũng tương tự: Brazil sẽ là ứng viên số 1, sau đó đến... các đội Nam Mỹ khác.

Cho đến nay, Nam Mỹ mới 4 lần đứng ra đăng cai World Cup, cả 4 lần ấy (Uruguay 1930, Brazil 1950, Chilê 1962 và Argentina 1978) thì Nam Mỹ đều vô địch. Ngay cả ở 3 lần tổ chức ở Bắc Mỹ (2 ở Mexico và 1 lần ở Mỹ) thì châu Âu cũng không thể vô địch. Nghĩa là Nam Mỹ có thể vô địch ở bên ngoài châu lục của mình (Brazil cũng từng vô địch World Cup ở Thụy Điển 1958) chứ dứt khoát không cho châu Âu mang Cúp về lục địa già trong những lần họ đứng ra đăng cai.

Có nhiều lý do để giải thích cho việc này. Khí hậu tất nhiên là một vấn đề lớn. Khả năng thích nghi của các cầu thủ châu Âu thua xa những cầu thủ Nam Mỹ. Điều ấy quá dễ hiểu, những cầu thủ Nam Mỹ lớn lên trên đường phố, phải bươn chải từ sớm, phải xa nhà từ khi mới 16, 17 tuổi, phải thích nghi với những điều kiện sống hoàn toàn khác lạ với ở quê nhà, họ tất nhiên phải có sự thích ứng tốt hơn với những đổi thay quanh mình.

CÁI GÌ CŨNG CÓ... LẦN ĐẦU

Câu hỏi là liệu lần này lịch sử có đổi chiều? Nếu như Brazil có thể vô địch tại Thụy Điển thì tại sao một đội bóng châu Âu lại không thể giành Cúp thế giới ở Nam Mỹ? Bóng đá vẫn luôn hấp dẫn bởi những bất ngờ. Nếu Argentina hay Brazil rơi rụng trên đường vào chung kết, cánh cửa vô địch sẽ mở ra với những đội bóng đến từ bên kia Đại Tây Dương.

Một thống kê quan trọng: Nam Mỹ có 3 đội từng vô địch thế giới trong khi châu Âu có 5 đội. Nếu World Cup là sân chơi của những đội có truyền thống và thực lực thì chúng ta sẽ có cục diện “5 đấu 3”. Một thống kê khác: trong những lần World Cup được tổ chức bên ngoài châu Âu từ năm 1970 đến nay, duy nhất 1 lần châu Âu vô địch (Tây Ban Nha tại Nam Phi 2010), tức là chiếm 17%. Nhưng số đội châu Âu vào chung kết lại chiếm 58% và vào bán kết chiếm 63%. Nghĩa là từ khía cạnh này, ta có thể kết luận vui rằng châu Âu vẫn chưa vô địch bên ngoài châu lục của mình là do... xui.

Nếu thế, sẽ có lúc vận may mỉm cười với họ. Đâu có ai nghĩ Pháp vô địch World Cup 1998 dù họ đăng cai, cũng đâu ai nghĩ Tây Ban Nha đăng quang tại Nam Phi, nghĩa là châu Âu đã có 2 nhà tân vô địch trong 16 năm qua. Cái gì cũng có... lần đầu. Châu Âu vẫn có thể hy vọng, đừng nghe... Bierhoff!

Theo Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X