Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 2014: Niềm tin của người Nam Mỹ

Thứ Bảy 31/05/2014 15:59(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Các đội bóng Nam Mỹ đang rất quyết tâm chấm dứt sự thống trị thế giới của bóng đá châu Âu.

Ở hai kì World Cup gần nhất, cuộc chơi có thể coi là của riêng người châu Âu. Thậm chí, chẳng đội bóng nào của khu vực Nam Mỹ lọt vào top 3 đội mạnh nhất. Năm 2006, Brazil “giương oai giễu võ” ở vòng bảng với 3 trận toàn thắng trước khi “hủy diệt” Ghana tới 3 bàn không gỡ tại vòng 16 đội. Thế nhưng tới chướng ngại vật tiếp theo là ĐT Pháp thì Selecao đã phải dừng bước (thua 0-1). Tương tự, Argentina cũng không thể giành quyền vào bán kết. Trong khi đó, 3 “đàn em” Mexico và Ecuador (bị loại ở vòng 1/8), Paraguay (không vượt qua vòng bảng) tất nhiên cho thấy đúng thân phận.

Năm 2010, hai người “anh cả” của bóng đá Nam Mỹ, Brazil và Argentina đều bị loại sau tứ kết. Uruguay dù có nhiều thuận lợi (gặp những đối thủ không mạnh là Hàn Quốc ở vòng 1/8 và Ghana ở tứ kết) nhưng cuối cùng cũng gục ngã trước Hà Lan trước khi thua tiếp trong trận tranh hạng 3 với Đức.

 

Năm nay khi ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra tại Nam Mỹ, cụ thể là Brazil, người hâm mộ nơi đây hi vọng rằng cúp vàng sẽ không bị người châu Âu “cướp mất” một lần nữa. Và xét trên nhiều khía cạnh, niềm tin của người Nam Mỹ là có cơ sở.

1. Brazil rõ ràng là “đầu tàu” của bóng đá Nam Mỹ tại World Cup năm nay. Sân nhà là điểm tựa vô cùng lớn với Selecao. Đến một đội bóng “tí hon” như Hàn Quốc còn vào tới tận bán kết năm 2002 thì Brazil có vô địch cũng hết sức bình thường!?

Dĩ nhiên ai cũng biết, Hàn Quốc khi trước đã nhận sự thiên vị khủng khiếp từ trọng tài trong suốt hành trình của mình. Tuy vậy điều không thể chối cãi, rằng đội chủ nhà thường không ít thì nhiều vẫn luôn hưởng lợi từ các vị vua áo đen. Nguồn cảm hứng từ các CĐV nhà truyền xuống sân cũng đặc biệt có ý nghĩa.

Vấn đề quan trọng hơn cả là ĐT Brazil hiện tại có thực lực và tham vọng. Họ đã vô địch Confed Cup 2013 khi vùi dập nhà ĐKVĐ thế giới Tây Ban Nha tới 3 bàn không gỡ ở trận chung kết. Đó là lời khẳng định cho sức mạnh của Selecao. Dẫu những trụ cột như Neymar, Oscar, Hulk, David Luiz… vừa trải qua một mùa giải không thành công ở CLB nhưng trở về ĐTQG, họ vẫn lại là một tập thể đáng gờm.

2. Argentina và Uruguay cũng đang tràn đầy khí thế. Sự khao khát của Argentina được thể hiện qua lời phát biểu của Messi, người coi đây là cơ hội cuối cùng để thỏa giấc mộng cúp vàng thế giới. Cộng thêm độ chín muồi trong sự nghiệp của Di Maria, Aguero, Lavezzi, Higuain, Zabaleta, các vũ công Tango đủ sức đương đầu với mọi đối thủ.

Nhìn sang Uruguay, đội bóng này còn tiềm ẩn thành công cao hơn với một Suarez trên đỉnh cao, Cavani luôn ổn định, kết hợp với hai nhân tố chất lượng hàng đầu là Diego Godin và Cristian Rodriguez của Atletico, hay Caceres của Juventus.

3. Nếu nói các đội bóng châu Âu đã suy giảm sức mạnh so với cách đây 4 năm thì cũng không có gì sai. Tây Ban Nha ư? Họ đang bị đánh giá là khó bảo vệ thành công ngai vàng. Bởi các cầu thủ Barca, vốn giữ linh hồn trong lối chơi của TBN, đã sa sút rất nhiều ở mùa giải vừa qua. Thứ bóng đá tiki-taka cũng được cho là đã không còn phát huy tốt. Ghép nhiều những nhân tố khác vào, e rằng mọi thứ với TBN càng mong manh.

Đức, Hà Lan vẫn không khác là bao. Họ dễ dàng vượt qua vòng loại nhưng giới chuyên môn lại chẳng khó để chỉ ra một loạt vấn đề còn tồn tại trong lối chơi của họ. Italia, Bồ Đào Nha, Pháp? Càng có ít niềm tin hơn được đặt vào những đội bóng này trong bối cảnh hiện tại.

Theo Khám Phá

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X