Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Vì sao mưa bàn thắng trút xuống World Cup 2014?

Thứ Tư 18/06/2014 16:36(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 World Cup 2014 đang chứng kiến tỉ lệ bàn thắng đáng kinh ngạc. Trước trận Bỉ - Algeria, trung bình có 3,14 bàn được ghi mỗi trận. Kể từ World Cup 1958 tại Thụy Điển mới lại có nhiều bàn thắng đến vậy. Nguyên nhân vì đâu?

1. Nhiều đội bóng giàu kinh nghiệm dự giải

Theo thống kê từ World Cup 1974, các đội chưa từng có kinh nghiệm dự World Cup ghi bàn ít hơn hẳn các đội đã có kinh nghiệm đá World Cup. Cụ thể:

+ Chưa từng dự World Cup: Ghi 0,87 bàn/trận.
+ Đã có kinh nghiệm dự World Cup: 1,78.

Bosnia là tân binh duy nhất tại World Cup 2014.
Bosnia là tân binh duy nhất tại World Cup 2014

Nguyên nhân có thể vì các đội lần đầu dự World Cup thường vào cuộc với tâm lý thận trọng. Họ khó ghi bàn vào lưới đối phương. Nhưng họ cũng muốn hạn chế bàn thua. Do vậy, rất dễ chỉ ra lý do để World Cup 2014 có nhiều bàn thắng là vì kỳ giải có ít tân binh. Chỉ có 1 đội lần đầu dự World Cup là Bosnia. Nghĩa là giống tại năm 2010, chỉ có Slovakia lần đầu dự World Cup.

Nhưng khác biệt là năm đó, Algeria dự World Cup trở lại sau 24 năm; New Zealand và Honduras dự World Cup lần đầu sau 28 năm. Bắc Triều Tiên lần đầu dự World Cup sau 44 năm. Họ gần như giống các tân binh. Năm nay, mọi đội bóng đều đã từng dự 2 kỳ World Cup trong 16 năm đổ lại. Mọi đội tuyển, trừ Bosnia, đều có cầu thủ có kinh nghiệm đá World Cup.

2. Chất lượng cầu thủ cao hơn. Ảnh hưởng của các tài năng lớn hơn

22/23 đội tuyển đứng đầu bảng xếp hạng FIFA dự World Cup 2014. Một số ít ngoại lệ vắng mặt mà thôi. Như Ukraine đứng thứ 16. Tại Nam Phi, vắng 3 đội có thứ hạng cao trên BXH FIFA là Croatia, Nga và Ai Cập (10, 11, 12). Thứ hạng trung bình của các đội tại World Cup 2014 cao hơn 4 bậc so với World Cup 2010. Như vậy có nghĩa là, khoảng cách trình độ giữa các đội được giảm xuống.

Đội xuất sắc nhất năm 2010 không còn xuất sắc như vậy nữa vào năm 2014. Đội dẫn đầu BXH FIFA vào năm 2010 là Brazil với 1611 điểm, còn đội ít điểm nhất là Bắc Triều Tiên có 285 điểm. Khoảng cách là 1326 điểm. Bây giờ, đội cao điểm nhất TBN có 1485 điểm, còn đội thấp điểm nhất là Australia có 526 điểm. Khoảng cách là 959 điểm. Vì sao nguyên nhân này quan trọng? Hãy tưởng tượng thế này: Bạn đứng thứ 105 thế giới và bạn rơi vào bảng đấu toàn đội mạnh. Vậy bạn dùng chiến thuật gì để đối phó? Đương nhiên là tử thủ.

Chỉ Algeria đá tử thủ sau loạt trận đầu vòng bảng.
Chỉ Algeria đá tử thủ sau loạt trận đầu vòng bảng

3. Chiến thuật đa dạng

Trong boxing, người ta nói phong cách tạo nên sức chiến đấu. Bóng đá gần như vậy. Tại World Cup 2010, chiến thuật thống trị là 4-2-3-1. Dĩ nhiên vẫn có các biến thể của nó hoặc có đội dùng chiến thuật khác đi. Như Mexico. Như Chile của Marcelo Bielsa. Nhưng số đó cực hiếm.

Năm nay, 4-2-3-1 có thể vẫn thống trị, nhưng các phong cách khác nhiều hơn. Tuyển Mỹ dùng hàng tiền vệ hình kim cương. Tuyển Hà Lan đá 3-4-3 trước TBN. Honduras đá 4-4-2. Rất nhiều đội nhỏ dám dùng 2 tiền đạo như Ecuador, Chile hoặc Nigeria. Khi các đội đá trực diện hơn và lao lên phía trước nhiều hơn, bàn thắng dĩ nhiên nhiều.

Thế có nghĩa là các đội bóng cố gắng chuyền bóng cho các tiền đạo nhanh nhất có thể. Không có nghĩa là họ dùng bóng dài (tỉ lệ các đường chuyền dài tại World Cup năm nay đã giảm) nhưng các đường chuyền đột biến sẽ cao hơn. Và các đội sẽ giành lại bóng ở vị trí cao hơn, dễ ghi bàn hơn. Nghĩa là các đội bóng ít khi đưa bóng “vòng vèo” ra cánh nữa mà họ đá trực diện. Và họ không mang tâm lý “cù cưa” để giành điểm, phạm lỗi để gián đoạn lối đá của đối phương. Như vậy, các trận đấu hấp dẫn hơn.

4. Kỷ nguyên vàng của bóng đá tấn công. Các đội phòng ngự tệ đi.

Trước hết, cần xét lại số bàn thắng tại các giải VĐQG hàng đầu châu Âu, theo bảng dưới đây:

Giải đấu

2006-10

2010-14

Premier League

2,58

2,79

La Liga

2,67

2,78

Bundesliga

2,82

2,96

Serie A

2,58

2,61

Dễ thấy, số bàn thắng tại các giải VĐQG đã tăng từ năm 2010-2014. Tại sao chúng ta lại xét đến các giải đấu này? Bởi vì trên 50% số cầu thủ đá World Cup thi đấu tại các giải đấu này. Họ chính là chủ thể tạo ra các bàn thắng. Sự thay đổi giải đấu không thể thay đổi bản chất các đội bóng, vốn toàn trụ cột thi đấu tại 4 giải kể trên.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của Messi, Ronaldo, Suarez, Ibrahimovic, Cavani, Bale, Aguero, Robben, Ribery, Falcao, van Persie, Neymar, những ngôi sao tấn công thượng thặng. Vậy nhưng chúng ta không có các hậu vệ lão luyện như quá khứ. Trong top 100 cầu thủ hàng đầu thế giới mà tạp chí 4-4-2 bầu chọn, chỉ 10 trong số 30 cầu thủ hàng đầu thế giới là các hậu vệ. Và người giỏi nhất trong số họ, Philipp Lahm, đang đá tiền vệ ở đội Đức.

Xu hướng tấn công của các đội tuyển thể hiện rất rõ ở số cú sút mỗi trận. World Cup 2010 có 22,4 cú sút/trận. World Cup 2014 có 24,4 cú sút/ trận. Tỉ lệ bàn thắng ghi trong vòng cấm giảm từ 81,4% ở World Cup 2010 xuống còn 18,6% ở World Cup 2014. Trong khi tỉ lệ số bàn thắng bằng đầu lại tăng từ 17,2% lên 22,7%. Tạt ít đi, đá cánh ít đi, mà lại ghi bàn bằng đầu nhiều hơn. Rõ ràng hậu vệ đang kém đi.

Hà Lan là đội tạo được ấn tượng mạnh nhất khi huỷ diệt TBN tới 5-1
Hà Lan đã thắng đậm nhà ĐKVĐ TBN nhờ cách tân trong chiến thuật

5. Tại thời tiết ấm nên nhiều bàn được ghi

Nam Phi rất lạnh. World Cup này khá ấm. Thậm chí là nóng ở một vài địa điểm. Các điều kiện thời tiết như vậy ảnh hưởng rất nhiều đến cách nhập cuộc và chiến thuật của các đội. “Chắc chắn là chúng có ảnh hưởng”, HLV đội Australia, Ange Postecoglou, nói. “Nó góp phần vào sự cởi mở của giải đấu, bởi vì các trận đấu diễn ra ở điều kiện khí hậu ấm hơn”.

Gần đây, một vài nhà khoa học nghiên cứu về bóng bầu dục chỉ ra rằng khi thời tiết từ Thu sang Đông, thì tỉ lệ chuyền chính xác giảm đi. Chắc chắn là giảm không nhiều, nhưng kéo dài và lặp lại. Từ năm 2007 đến 2011, tỉ lệ chuyền chính xác giảm đi 8% trong khoảng tháng 9 đến tháng 1 năm sau.

Một thống kê khác: Brian Burke, một nhà nghiên cứu, chỉ ra rằng khi các đội bóng thi đấu trong nhà sẽ tệ hơn thi đấu ngoài trời. Ông cũng đồng quan điểm rằng tỉ lệ chuyền bóng chính xác giảm khi thi đấu dưới trời lạnh, nhưng các cầu thủ có xu hướng cầm bóng lâu hơn thường lệ. Xu hướng này liên quan đến cả bóng đá?

Chỉ biết rằng nếu thi đấu dưới trời nóng, cầu thủ sẽ chạy ít hơn, chuyền nhiều hơn, pressing ít đi, và các thế trận bế tắc không tồn tại lâu. Đó là điều kiện cần của bóng đá cởi mở.

Theo Thể Thao Văn Hoá

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X