Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Vì sao các đội tuyển châu Âu đá kém cỏi ở World Cup 2014?

Chủ Nhật 22/06/2014 19:22(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

World Cup đã đi qua được gần một nửa chặng đường và thế giới đã chứng kiến không ít cú sốc đến từ các đội tuyển châu Âu. Anh, Tây Ban Nha đã bị loại, nhiều nguy cơ đang chờ đón Italia, Bồ Đào Nha, bóng đá châu Âu đang cho thấy sự kém cỏi trên đất Brazil.

Trong lịch sử các kỳ World Cup, các đội tuyển châu Âu chưa bao giờ lên ngôi vô địch khi giải đấu này tổ chức ở châu Âu. Thậm chí ngoài lần đăng quang cách đây 4 năm của Tây Ban Nha trên đất Nam Phi, bóng đá châu Âu chưa bao giờ lên đỉnh cao nhất khi World Cup được tổ chức ngoài lục địa già.

Tại World Cup 2006, cả 4 đội tuyển châu Âu đều có mặt tại bán kết và 4 năm sau, lục địa già góp đến 3/4 đại diện ở vòng đấu này (trừ Uruguay). Năm nay khi giải đấu được tổ chức tại Brazil thì những đội tuyển châu Âu được đánh giá là ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch lại thể hiện sự kém cỏi về phong độ.

tây ban nha
 

Gây thất vọng nhất là Tây Ban Nha, họ đã thua 1-5 Hà Lan và 0-2 Chile để rồi trở thành cựu vô địch thế giới chỉ sau hai trận. Người Anh bất lực nhận thất bại cùng tỷ số 1-2 trước Italia, Uruguay và về nước sớm. Hai đại diện có hai giải đấu bóng đá hấp dẫn nhất thế giới chưa có được điểm nào và gây thất vọng lớn cho người hâm mộ.

Hôm qua, châu Âu đón nhận thêm một đại diện nữa bị loại là Bosnia sau hai trận thua liên tục trước Argentina, Nigeria. Hai đội tuyển không được đánh giá cao là Pháp và Hà Lan là những đội bóng hiếm hoi duy nhất của châu Âu đã hoàn thành mục tiêu, đồng thời hứa hẹn sẽ thành niềm hy vọng lớn nhất của lục địa già năm nay.

Trong khi đó, nhiều đội bóng cũng đang đối diện với nguy cơ bị loại cao. Italia nếu thua Uruguay ở lượt cuối chắc chắn sẽ về nước. Croatia bị dồn vào thế phải đánh bại đối thủ khó chơi Mexico ở lượt cuối. Cả Thụy Sỹ, Hy Lạp cũng sẽ phải về nước nếu không đạt kết quả khả quan ở lượt cuối.

Nga và Bỉ đang phải gồng mình chiến đấu ở bảng đấu có sự hiện diện của Hàn Quốc, Algeria và cũng chưa chắc suất. Bồ Đào Nha sau thất bại 0-4 dưới tay Đức cũng phải gồng mình chiến đấu trước Ghana, Mỹ nếu muốn tránh kết cục bị loại. Cuối cùng cả ứng cử viên số 1 Đức sau trận hòa Ghana 2-2 cũng có thể bị loại, nếu như sảy chân trước Mỹ ở lượt cuối.

Trái ngược với sự sa sút của châu Âu, các đội tuyển Nam Mỹ lại chơi đầy thành công. Brazil đang thi đấu khá chật vật, nhưng cửa đi tiếp của họ rất sáng nếu đánh bại được Cameroon (đã bị loại) ở lượt cuối. Ecuador mới có được 3 điểm/2 trận, nhưng họ vẫn sẽ có mặt ở vòng 1/8 nếu thắng Pháp ở trận cuối.

Ba đại diện mạnh Argentina, Chile và Colombia đã có mặt ở vòng 1/8 sau khi toàn thắng cả hai trận đầu tiên. Đệ tứ anh hào thế giới Uruguay hiện tại đang ở vào tình thế khó khăn nhưng sau chiến thắng 2-1 trước Anh, người hâm mộ nước này tin tưởng họ sẽ vượt nốt Italia để đoạt vé đi tiếp.

Các đội bóng Nam Mỹ thành công trong khi bóng đá châu Âu sa sút, nguyên nhân rõ nhất chính là điều kiện thời tiết. Các trận đấu ở World Cup năm nay hầu hết đều diễn ra vào buổi trưa, thời tiết nóng nực khiến các đội bóng châu Âu nhanh chóng xuống sức. Việc quen với thời tiết khắc nghiệt là yếu tố giúp khu vực Nam Mỹ đang có một kỳ World Cup thành công.

Tuy nhiên, nguyên nhân mà châu Âu sa sút lại đến từ chính họ. Các giải đấu hàng đầu như Premier League, La Liga đều kết thúc khá muộn và các cầu thủ có quá ít thời gian để nghỉ ngơi, dưỡng sức. Việc tập trung cầu thủ 2 tuần trước khi vào giải là quá ít để những siêu sao lấy lại được phong độ tốt nhất.

Tây Ban Nha là đội chịu hậu quả nặng nề nhất từ việc cầu thủ bị vắt kiệt sức. Những Casillas, Ramos, Alonso, Koke, Diego Costa phải thi đấu trận chung kết Champions League đến tận cuối tháng 5, còn các ngôi sao Barca như Xavi, Iniesta, Pique, Busquets cũng gồng mình chiến đấu để đua tranh ngôi Vua La Liga đến tận vòng cuối cùng.

Ngay cả các cầu thủ khác như Silva, Azpilicueta cũng phải thi đấu cho Man City, Chelsea đến vòng cuối. Tình hình tương tự cũng đến với đội tuyển Anh khi hầu hết các cầu thủ của họ phải căng mình đến vòng cuối cùng trong cuộc đua vô địch Liverpool-Man City. Việc các cầu thủ phải chơi từ 50-55 trận/mùa khiến hầu hết cảm thấy mệt mỏi khi bước vào World Cup.

Đức và Italia cũng chịu hậu quả tương tự, dù giải đấu của họ không quá khốc liệt như Premier League, La Liga. Tình trạng của Diego Costa, Ronaldo, Luis Suarez là hệ quả tất yếu của việc phải chinh chiến đến kiệt sức cho CLB, dù họ cũng may mắn hơn Reus, Schmelzer hay Ribery (lỡ World Cup do chấn thương). Các đội tuyển châu Âu đang chơi kém cỏi tại World Cup không phải vì đẳng cấp kém hơn mà chính giải đấu căng thẳng, kéo dài của họ đã giết dần giết mòn cơ hội tỏa sáng của các cầu thủ xuất sắc trên đất Brazil. 

Theo Dân Trí
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X