Thứ Sáu, 26/04/2024Mới nhất
Zalo

Thời tiết khắc nghiệt khiến các đội tuyển châu Âu thảm bại?

Thứ Tư 25/06/2014 21:33(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 World Cup 2014 sắp kết thúc vòng bảng và 3 cái tên lừng danh Anh, Tây Ban Nha, Italia đã chính thức rời cuộc chơi từ quá sớm. Liệu yếu tố thời tiết khắc nghiệt trên đất Brazil khiến các đội bóng lục địa già không còn là chính mình?

World Cup 2002 đã chứng kiến nhiều cú sốc lớn khi cả Bồ Đào Nha, Pháp, Argentina rời cuộc chơi từ vòng bảng. Đến vòng sau, Italia cũng bị loại bởi. Hàn Quốc và đó vẫn là kỳ World Cup nhiều bất ngờ nhất. Tuy nhiên chắc chắn World Cup 2014 mới là giải đấu “điên rồ” nhất từ trước đến nay.

Tuy chưa đội tuyển nào lên tiếng, nhưng ai cũng hiểu yếu tố thời tiết là nguyên nhân khiến các đại diện châu Âu chơi không đúng sức. Việc các trận đấu diễn ra vào tầm 11h trưa đến 3h trưa khiến các cầu thủ châu Âu họ nhanh chóng sa sút thể lực do không chịu nổi cái nóng đến nghiệt ngã ở Nam Mỹ.

 

Có thể, Brazil không có những sân đấu có độ cao, không khí loãng đến đáng sợ như ở La Paz (Bolivia) hay Lima (Peru), nhưng sự nóng nực đó đủ khiến các đội tuyển châu Âu khiếp đảm. Italia gần như không đủ thể lực để đấu với Costa Rica, Uruguay ở hiệp 2, trong khi Tây Ban Nha luôn thua Chile trong các pha tranh chấp ở cuối trận.

Đội tuyển Anh luôn được đánh giá cao có nền tảng thể lực dồi dào nhưng họ cũng không “lại” nổi trước nền tảng thể lực dồi dào của Uruguay, Costa Rica. Rồi cả Croatia vốn được đánh giá cao hơn Mexico, nhưng họ cũng thất bại trong cuộc đua thể lực với đại diện Trung Mỹ này.

Sau khi kết thúc vòng bảng, Anh, Italia, Tây Ban Nha, Bosnia, Croatia đã phải rời cuộc chơi trong khi viễn cảnh tương tự đang chờ đón Bồ Đào Nga, Nga. Hà Lan, Bỉ, Hy Lạp đã giành quyền đi tiếp, cơ hội còn lại đang rộng mở với Pháp, Đức, Thụy Sỹ. Tuy nhiên, bóng đá châu Âu cũng đã trải qua một vòng bảng để lại nhiều thất vọng.

Trong khi đó, 5 đại diện Nam Mỹ là Brazil, Argentina, Uruguay, Chile, Colombia và 2 đội tuyển Bắc-Trung Mỹ là Mexico, Costa Rica đã giành vé vào vòng 1/8. Chiếc vé thứ 8 của châu lục này đang chờ đón Mỹ, trong khi Ecuador cơ hội khó khăn còn chỉ duy nhất Honduras bị loại.

Tương quan lực lượng giữa hai châu lục hàng đầu thế giới này đang nghiêng về châu Mỹ và có thể, lịch sử sẽ lặp lại khi chưa một đội tuyển châu Âu nào vô địch được tại châu Mỹ. Kỳ vọng của bóng đá châu Âu đang đổ dồn vào Đức, Hà Lan, Pháp nhưng nếu kết cục này tái diện, cơ hội của lục địa già đang trở nên quá mong manh.

Hai giải đấu gần đây nhất chứng kiến sự thống trị tại châu Âu. World Cup 2006, 4 đội tuyển châu Âu là Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Đức cùng có mặt ở bán kết. 4 năm sau tại Nam Phi, Uruguay dù chen chân vào bán kết nhưng họ chỉ giành kết quả thứ 4 chung cuộc, sau Tây Ban Nha, Hà Lan và Đức.

Năm nay, cơ hội “rửa mặt” đang khá sáng sủa với châu Mỹ và ngay từ lúc này, ai cũng nhận ra chính Brazil, Argentina là hai ứng cử viên hàng đầu cho chức vô địch. Việc quen với yếu tố thời tiết nóng bức và bầu không khí ở Nam Mỹ giúp họ có lợi thế lớn khi giáp mặt các đại diện châu Âu.

Trước giải đấu, một số đội tuyển châu Âu than phiền nhiều về việc phải thi đấu buổi trưa với nhiệt độ hơn 30 độ C nhưng không được BTC giải quyết. 4 năm trước, họ được thi đấu tại Nam Phi vào mùa đông (chưa đến 20 độ C) nên tránh việc bị xuống sức và vẫn đảm bảo thể lực tốt nhất.

Ngoài thời tiết thì vấn đề trọng tài khiến các đội tuyển châu Âu bị thiệt thòi. Croatia chịu quả 11m oan trong trận thua Brazil, hay Italia bị đuổi người vô lý còn Suarez phía Uruguay vẫn trên sân dù… cắn người. Rõ ràng, tất cả mọi thứ đều chống lại người châu Âu trong cuộc đua đến ngôi vô địch hứa hẹn “không cân sức” với Brazil, Argentina hay Uruguay.

Theo Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X