Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

"Tam tấu Umlaut", sáng chế tuyệt hảo của Joachim Loew

Thứ Ba 17/06/2014 10:39(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Dù ra sân với sơ đồ giống nhau nhưng các chi tiết trong chiến thuật của Đức đã hoàn toàn vượt trội so với Bồ Đào Nha. Một tập thể đúng nghĩa đã giành chiến thắng trước nhóm cầu thủ mà người ta thường chỉ nhắc tới một ngôi sao.

Tam tấu Umlaut

Bạn có nhìn thấy những dấu hai chấm phía trên phần nguyên âm trọng âm trong tên của

Mesut Özil Thomas Müller, và Mario Götze? Đó được gọi là các chữ cái umlaut trong tiếng Đức, và đây chính là lý do mà một biệt hiệu mới cho bộ ba ấy đang hình thành sau trận đại thắng Bồ Đào Nha: “Tam tấu Umlaut”.

đức bồ đào nha
 

Sự lựa chọn này của Loew tuy bất ngờ nhưng không hề bất ngờ - bản thân Đức trong những năm vừa qua luôn là một tập thể khó đoán định đội hình xuất phát. Tuy nhiên, đây lại là lần đầu tiên vị HLV điệu đà người Đức thực hiện một cách sắp xếp tương đối lạ lẫm: Mueller được chơi ở vị trí tiền đạo trung tâm, trong khi đó Oezil lại đá lệch phải. Điểm quen thuộc duy nhất là vị trí lệch trái của Goetze.

Bộ ba trẻ trung này thực chất không cắm rễ ở những vị trí ấy mà liên tục hoán đổi cho nhau. Mueller thể hiện được sự thông minh trong cảm quan vị trí và liên tục kéo các trung vệ của đối thủ khỏi vị trí để một trong hai đồng đội xộc vào. Bộ ba này liên tục tự tạo cơ hội cho nhau bằng sự cơ động này.

Goetze xứng đáng được khen ngợi với những gì làm được – không chỉ hiệu quả trong khâu tấn công, anh cũng cần mẫn lùi về hỗ trợ phòng ngự cho Benedikt Howedes, giúp giảm thiểu sự nguy hiểm của Joao Pereira.

Cách bố trí đội hình của HLV Loew cũng đã giúp cho đội hình trở nên cân bằng: ông đặt Toni Kroos ở vị trí tiền vệ trung tâm lệch trái – đối diện bên kia là Sami Khedira. Cách sắp xếp này đã tạo ra sự cân bằng cho Đức, bởi hai chân chuyền Kroos và Oezil sẽ không dẫm chân nhau, qua đó "Die Mannschaft" giàu sức tấn công ở cả hai hướng tấn công.

Tổng cộng, “tam tấu Umlaut” đã mang tới cho Đức 1 bàn thắng, 2 pha “dọn cỗ”, 2 cú dứt điểm và 3 pha qua người và... lợi thế hơn người chỉ sau 37 phút.

Ngán ngẩm Bồ Đào Nha

Cristiano Ronaldo hẳn sẽ rất chán nản bởi Bồ Đào Nha không có một hệ thống tốt và đồng đều như ĐT Đức, bất chấp việc xét về trình độ từng cá nhân, chưa chắc các cầu thủ Bồ Đào Nha đã thực sự thua kém.

Sơ đồ chiến thuật của hai đội cho tới phút thứ 37
Sơ đồ chiến thuật của hai đội cho tới phút thứ 37

Paulo Bento đã sai lầm khi yêu cầu các hậu vệ dâng lên quá cao. Việc không thể thường xuyên có kết quả trong khâu áp sát từ xa đã dẫn đến hậu quả là khoảng trống sau lưng hai trung vệ trở nên rất lớn.

Các hậu vệ biên của BĐN luôn dâng cao, vì thế các cầu thủ tấn công của Đức dễ dàng tìm được những khoảng trống để hoạt động trong vùng “nách” giữa trung vệ và hậu vệ biên của đối thủ.

Vai trò của tiền đạo cắm trong đội hình BĐN cũng tương đối vô định, kết cục là đội bóng thuộc bán đảo Iberia chỉ còn biết trông chờ vào những pha đột phá cá nhân của Nani, Ronaldo.

Thẻ đỏ của Pepe ở phút 37 chẳng giúp gì hơn ngoài việc đặt thêm gánh nặng lên vai các đồng đội. Sau tình huống này, Veloso là người phải hi sinh để lùi về đá trung vệ cùng Bruno Alves. Điều này dẫn đến việc tuyến tiền vệ của BĐN chỉ còn hai người, bởi cả Nani lẫn Ronaldo đều chỉ ham dâng cao tấn công thay vì lui về che chắn hai biên.

Nói một cách đơn giản, Bento đã thua Loew toàn diện.

Theo Thể Thao Văn Hoá

 

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X