Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Số phận những đội bóng 1 người: Gánh nặng oằn vai

Thứ Hai 09/06/2014 13:46(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Ronaldo hay Messi đều là những siêu sao có thể một mình đem lại mùa giải thành công cho CLB của họ. Nhưng ở cấp độ ĐTQG, thách thức và rủi ro dành cho các “đội bóng 1 người” khắc nghiệt hơn nhiều. Liệu Ronaldo hay Messi và rất nhiều thủ lĩnh đơn độc khác có đủ sức một mình đưa đội bóng tới vinh quang?

KHÁC BIỆT CLB/ĐTQG

Ở cấp CLB, vẫn có những “đội bóng 1 người” thành công rực rỡ kiểu như Arsenal/Henry 2004, Cantona/M.U 1996 hay gần đây là Barca/Messi trong kỷ nguyên của Pep Guardiola. Nhưng ở ĐTQG, Wales của Giggs, rồi của Bale hay Thụy Điển với một mình Ibra lại chịu số phận hẩm hiu.

 

World Cup hay EURO trong màu áo ĐTQG là giải đấu ngắn ngày kéo dài tối đa chỉ 1 tháng với tối đa 7 trận. Trong khi đó, một mùa bóng ở CLB kéo dài 9 tháng với khoảng 60 trận/mùa. Sự khác biệt rất rõ rệt: ở CLB, các cầu thủ có nhiều dịp tập luyện, thi đấu chung, trong khi ở CLB có khi vài tháng mới tập luyện chung một lần, hơn nữa lực lượng cầu thủ lại thường thay đổi.

Sự gần gũi, ăn ý, thời gian cộng tác chung lâu dài là khác biệt rõ giữa CLB và ĐTQG. Một siêu sao có thể dẫn dắt một CLB thành công rực rỡ, ví dụ Eric Cantona ở M.U năm 1996, trong khi ở đội tuyển lại thất bại thảm hại. Cantona thậm chí không thể đưa nổi Pháp vào VCK World Cup 1994 dù bên cạnh anh có Jean Pierre Papin. Trong khi đó, M.U với Cantona vào năm 1996 là câu chuyện hoàn toàn khác. Dù bị treo giò 8 tháng trong năm 1995 nhưng khi trở lại (1/10/1996) ngôi sao Pháp vẫn đủ sức giúp M.U ngược dòng ngoạn mục ở lượt về. Từ chỗ bị Newcastle dẫn 12 điểm, M.U đã vượt qua CLB vùng Tyneside để đoạt chức vô địch Anh lần thứ 3 chỉ sau 4 mùa giải. Không phải M.U có nhiều trợ thủ đắc lực cho Cantona hơn ở tuyển Pháp, nhưng như đã nói ở trên thì ở CLB, Cantona có điều kiện tốt hơn hẳn để thành công dù phải “một mình gồng cả đội bóng”.

VÌ SAO THẤT BẠI?

Ở đỉnh cao phong độ, Ryan Giggs hay Gareth Bale là cầu thủ thuộc tốp đầu thế giới. Giggs giàu thành tích nhất trong lịch sử bóng đá Anh, còn Bale vừa sang Real đã góp công giúp CLB này vô địch Champions League sau 10 năm chờ đợi.

Tài năng của Giggs, Bale là điều không thể phủ nhận, nhưng chưa bao giờ họ giúp Xứ Wales vào VCK EURO hay World Cup. Hai ngôi sao này thường bị chỉ trích tập trung cho CLB nhiều hơn đội tuyển, một phần vì trợ thủ của họ ở ĐTQG quá yếu, hoặc nếu có (như khi Ryan Giggs có Craig Bellamy ở đỉnh cao) thì nội bộ lại không êm thấm, hoặc thiếu tính kỷ luật. Trường hợp Zlatan Ibrahimovic ở tuyển Thuỵ Điển cũng gần giống. Ibra đã từng cùng Thụy Điển dự VCK EURO hay World Cup, nhưng không thể vào sâu vì các vệ tinh của anh “lực chỉ có thế”. Lần duy nhất Ibra có thể tiến xa là EURO 2004, nhưng Thụy Điển đã thua Hà Lan ở tứ kết sau loạt luân lưu 11m đầy may rủi.

GÁNH NẶNG OẰN VAI

Ở World Cup 2014, nhiệm vụ nặng nề theo kịch bản “đội bóng 1 người” đang dồn lên vai Bồ Đào Nha/Ronaldo, Bosnia/Dzeko hay thậm chí cả Argentina/Messi, Italy/Balotelli. Phong độ của họ sẽ quyết định 70 – 75% thành bại của đội bóng.

Cả 4 siêu sao kể trên đều có “vấn đề” trước thềm World Cup, vì hoặc phong độ không tốt nhất, hoặc vì thể lực, sức khỏe không tốt, hoặc vì phải thi đấu quá nhiều (hầu hết siêu sao đều phải chịu chung tình trạng này). Chính vì thế, không nên chờ đợi quá nhiều vào các siêu sao kể trên sẽ “một mình gánh vác sơn hà” ở World Cup 2014. Hơn nữa, những ví dụ thất bại của Messi hay Ronaldo những kỳ giải lớn trước càng cho thấy nếu một đội bóng đặt quá nhiều niềm tin (và trách nhiệm) vào một siêu sao thì khả năng thất bại sẽ cao hơn hẳn thành công.

Bóng đá, suy cho cùng, là môn thể thao tập thể 11 người mỗi đội, vì thế sức mạnh tập thể mới là quan trọng nhất.

Có thể mang thành công từ CLB đến ĐTQG?
Mùa giải 2013/14, rất nhiều ngôi sao đã cho thấy dấu ấn cá nhân cực lớn tới thành công của CLB. Chẳng hạn, Luis Suarez với 31 bàn, 12 đường chuyền thành bàn đã đặt dấu giày vào 43/101 bàn thắng của Liverpool (chiếm 43%). Hy vọng ở World Cup 2014, họ cũng tỏa sáng như thế để gánh vác ĐTQG của mình.

Theo Bongdaplus.vn

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X