Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Nhà vô địch World Cup không chỉ cần sở hữu siêu sao

Chủ Nhật 01/06/2014 07:16(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Năm 1998, thế giới từng ghen tị với Brazil khi họ đưa đến Pháp hàng loạt siêu sao như Ronaldo, Rivaldo, Denilson hay Roberto Carlos. Đến World Cup 2006, Selecao một lần nữa là tâm điểm chú ý với bộ tứ huyền ảo Ronaldo-Ronaldinho-Kaka-Adriano. Nhưng cả hai giải ấy, đội bóng vàng-xanh đều thất bại.

WORLD CUP “HÓA GIÁ” BÓNG VÀNG

Đó là các kỳ World Cup mà sự kỳ vọng đặt vào Brazil là lớn nhất, khi họ sở hữu một dàn ngôi sao và ôm mộng đánh chiếm ngai vàng bằng thứ bóng đá đẹp “Joga Bonito”. Hy vọng sau đó biến thành nỗi thất vọng tràn trề và rốt cuộc, Selecao đã giành 2 chức vô địch thế giới gần nhất của mình vào các năm 1994 và 2002 theo cách “xấu xí” hơn rất nhiều.

Italia với sức mạnh tập thể đã lên ngôi
Italia với sức mạnh tập thể đã lên ngôi

Tất nhiên, nói vậy không có nghĩa là ở những giải đấu ấy, Brazil không có ngôi sao. Nhưng vai trò của những cầu thủ hàng đầu quả thực đang dần trở nên mờ nhạt trong thành công ở World Cup. Kể từ khi Diego Maradona một mình đưa Argentina đến chức vô địch Mexico 1986, gần như không ngôi sao nào làm được điều tương tự nữa. Roberto Baggio đã suýt làm được điều này ở World Cup 1994, tương tự là Zinedine Zidane tại World Cup 2006. Nhưng cũng như Maradona ở Italia 1990, cả hai cùng thất bại trong trận đánh cuối cùng.

Chưa nói tới Zizou, Baggio còn là hình ảnh tiêu biểu cho thất bại của các Quả bóng vàng châu Âu ở World Cup. Và khi không cầu thủ nào vừa được tạp chí France Football vinh danh giành nổi chức vô địch World Cup ở năm kế tiếp, người ta thậm chí đã gán cho danh hiệu này một lời nguyền độc địa. Cũng không chỉ “hóa giá” Quả bóng vàng, sự mờ nhạt của những ngôi sao còn thể hiện qua thành tích ngày càng đi xuống của các Vua phá lưới.

Kể từ khi Grzegorz Lato (Ba Lan) ghi được 7 bàn năm 1974, thành tích của những chân sút xuất sắc nhất World Cup đã giậm chân ở con số 6 suốt 6 kỳ liên tiếp. Tại 2 VCK World Cup gần nhất, Vua phá lưới thậm chí chỉ ghi được 5 bàn. Ngoại lệ hiếm hoi là Ronaldo với 8 bàn cho Brazil năm 2002. Nhưng không tính 5 pha lập công đầu tiên của anh năm đó thì Selecao vẫn dẫn đầu bảng C và vượt qua vòng 1/8. “Rô béo” thực tế chỉ tỏa sáng từ bán kết, với bàn duy nhất giúp Brazil vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ và cú đúp vào lưới Đức ở trận đấu cuối cùng.

NGÔI SAO LÀ ĐỘI BÓNG

Ngay ở 2 kỳ World Cup gần nhất, chức vô địch của Italia và Tây Ban Nha cũng không có dấu ấn đậm nét của một cá nhân. Tại giải đấu trên nước Đức năm 2006, Fabio Cannavaro là thủ lĩnh hàng thủ, còn Andrea Pirlo là nguồn cảm hứng ở giữa sân của Azzurri. Nhưng bộ đôi này vẫn xếp sau Zidane trong cuộc bầu chọn Quả bóng vàng World Cup 2006. Và thực tế, mỗi trận đấu của Italia lại ghi dấu một người hùng khác nhau, từ Fabio Grosso, Francesco Totti cho đến Marco Materazzi.

Điều tương tự cũng diễn ra tại Nam Phi, nơi Tây Ban Nha lần đầu bước lên đỉnh thế giới. Dù là chân sút số một của La Roja ở World Cup 2010 với 5 bàn thắng, David Villa chỉ về thứ 3 trong cuộc đua Quả bóng vàng World Cup, và đứng sau Thomas Mueller ở hạng mục Chiếc giày vàng. Khoảnh khắc Andres Iniesta tung cú sút kết liễu Hà Lan trong trận chung kết sẽ mãi mãi được lưu trong lịch sử, nhưng nhìn toàn cục thì đó không hẳn là giải đấu xuất sắc của “số 6”. Tựu trung, chính sức mạnh tập thể đã giúp Italia và Tây Ban Nha lên ngôi. Và dù đội bóng vẫn luôn cần có ngôi sao, lật lại vấn đề thì chính siêu sao cũng cần đến một đội bóng.

Vô địch không cần QBV World Cup
Mỗi kỳ World Cup, FIFA đều đưa ra một danh sách các ƯCV cho danh hiệu Quả bóng vàng World Cup để giới truyền thông bầu chọn. Và đáng chú ý, ở 4 kỳ gần đây, đội đăng quang đều không sở hữu ngôi sao sáng nhất. ĐT TBN vô địch World Cup 2010 (ảnh) mà không có ngôi sao sáng nhất giải. Điều đó cho thấy, có “Bóng vàng” chưa chắc đã lên ngôi và ngược lại, nhà vô địch không nhất thiết phải có một siêu sao trong đội hình.

Theo Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X