Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
Zalo

"Lốc" Hà Lan càng sắp lên đỉnh càng mau...hết pin

Thứ Sáu 11/07/2014 10:58(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
  Nói đến các trường phái bóng đá, người ta không thể không nhắc đến những “cơn lốc” từ bóng đá tổng lực của người Hà Lan. Nhưng tiếc thay, kể cả lúc thầy hay, trò giỏi, với đậm đà triết lý chơi bóng giàu bản sắc của mình, bóng đá Hà Lan cho đến nay hễ cứ sắp tới đỉnh thế giới là y như hết pin, giấc mơ vàng vẫn cứ bay ở trên cao, trên xa.

Nếu ở cấp châu lục, ĐT Hà Lan đã một lần lên đỉnh vinh quang hồi 1988 thì ở cấp thế giới, họ đã có 3 lần vấp ngã ở trận đấu cuối cùng vào các kỳ World Cup 1974, 1978 và 2010, chưa kể 2 lần vào bán kết và thất bại vào các kỳ World Cup 1998 và 2014 vừa mới đây. Xem ra bóng đá Hà Lan đang ngày càng thiếu và yếu dần những tiền đề để có thể ít nhất một lần chạm tay đến chiếc Cúp vàng thế giới?

Nỗi thất vong xen lẫn tiếc nuối của HLV Van Gaal
Nỗi thất vong xen lẫn tiếc nuối của HLV Van Gaal

Xin nhắc lại, cả trên băng ghế chỉ đạo ở cấp ĐTQG lẫn CLB hàng đầu châu Âu, lẫn trên sân cỏ, Hà Lan nhiều năm nay chưa bao giờ được coi là thiếu nhân tài. Nhưng điều đáng nói là càng về sau, người Hà Lan càng mất đi niềm tự hào sân cỏ vốn lẫy lừng của mình.

Ở cấp CLB, thời hoàng kim của Ajax Amsterdam đã lùi xa và ngày nay chỉ được xếp hạng 2, hạng 3 của bóng đá châu Âu. ĐTQG Hà Lan nếu chơi tốt ở World Cup vào các năm 1974, 1978 hay 2010 thì cùng kỳ rất tệ ở lục địa già. Hay quãng họ vô địch châu Âu 1988 thì cả 3 kỳ 1982, 1986 và 1990 đều không qua nổi vòng loại World Cup. Nghĩa là Hà Lan chỉ chơi tốt ở duy nhất một mặt trận nào đó, không như Tây Ban Nha, hay Pháp… liền một lèo VĐ châu Âu và VĐTG.

Nếu thời 1974, 1978, dù thua tức tưởi trước cửa thiên đường thì người Hà Lan vẫn có quyền ngẩng cao đầu với thứ bóng đá đẹp mê hồn mà các nhân tài của họ trình diễn trên sân cỏ. Nhưng đến 2010 và nay 2014, người Hà Lan e không dám cao giọng trước thiên hạ khi họ sử dụng thứ bóng đá chặt chẽ, toan tính, phai nhạt bản sắc vốn có.

Rõ ràng, một đội bóng cứ liên tiếp phải đưa trận đấu về loạt luân lưu may rủi như Hà Lan ở tứ kết và bán kết thì cơ hội giành chiến thắng chỉ là 50/50. Nói thẳng ra là nếu không tự quyết định được số phận của mình thì người khác sẽ quyết định và may mắn chỉ là một phần cuộc chơi, nay có mai không, không thể biết trước.

Thầy hay như Van Gaal, trò giỏi như Van Persie, Roben… sao Hà Lan vẫn cứ đi vào vết xe đổ từ thời Johan Cruyff, Rensenbrink…? Họ thiếu may mắn hay thiếu bản lĩnh của một nhà vô địch thực thụ? Nhà vô địch là người đủ sức đi hết cả chặng đường gian khó, đủ sức băng qua mọi đối thủ, mà không hề bị hụt hơi, bị…hết đạn khi sắp lên đỉnh vinh quang.

Người Hà Lan dường như lý lịch thể thao tốt, xuất phát ổn, cự ly đồng đều, chiến thuật cừ nhưng cứ sắp về đích là run, không giữ được trạng thái tốt nhất, không dám xung phong đá loạt đầu luân lưu và giao số phận mình cho may rủi, rủi may.

Không có được cú nước rút quyết định cuối cùng, người Hà Lan vì vậy cho đến nay vẫn cứ ngậm ngùi nghe - nhìn - ngắm người khác lên đỉnh vinh quang. Và đành vậy, lại đợi chờ…

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X