Thứ Hai, 25/11/2024Mới nhất
Zalo

FIFA và "Cooling Breaks": Vì sức khỏe cầu thủ

Thứ Hai 30/06/2014 09:32(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Trận đấu vòng 1/8 giữa Hà Lan và Mexico là lần đầu tiên FIFA áp dụng điều “Cooling Breaks”, tạm dừng trận đấu hai lần trong mỗi hiệp.

World Cup của những quy định mới

World Cup 2014 đánh dấu những thay đổi lớn của FIFA, với rất nhiều công nghệ và các quy định mới liên quan trực tiếp đến trận đấu. Đầu tiên là công nghệ “vanishing foam” được các trọng tài sử dụng. “Vanishing foam” là một loại bọt được các trọng tài xịt lên mặt cỏ, nhằm xác định vị trí và khoảng cách trong các pha đá phạt.

Trận đấu Hà Lan - Mexico được áp dụng Cooling Breaks
Trận đấu Hà Lan - Mexico được áp dụng "Cooling Breaks"

Loại bọt được sử dụng tan rất nhanh sau khi xịt. Đây là hợp chất gồm nước và khí butan là hai thành phần chính. Sau đó, đến lượt công nghệ Goal-line cũng được sử dụng để xác định các tình huống tranh cãi bóng đã đi qua vạch khung thành hay chưa.

Giải mã "Cooling Breaks"

Trận đấu giữa Hà Lan và Mexico là một bước ngoặt mới, liên quan đến quy định mới nhất mà FIFA đưa ra, “Cooling Breaks”.

Quy định “Cooling Breaks” được FIFA thông qua sau quyết định từ chính quyền Brazil. Cụ thể, một tòa án lao động ở Sao Paulo đã yêu cầu FIFA phải thông qua việc cho các cầu thủ nghỉ ngơi sau khoảng 30 phút mỗi hiệp, nếu nhiệt độ trên sân lên đến 32 độ C (tương đương với 90 độ F).

Nhiệt độ sẽ được tính dựa theo nhiệt độ cầu ướt (Wet Bulb Globe Temperature - WBGT; hay còn được gọi là nhiệt độ tam cầu).

WBGT là một chỉ số thực nghiệm thể hiện sự căng thẳng (stress) nhiệt mà một cá thể phải tiếp xúc. (Ở Việt Nam cũng có quy định về WBGT. Với Tiêu chuẩn quốc gia mang tên TCVN 5508 : 2009, quy định Không khí vùng làm việc - Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo).

Brazil là một quốc gia nhiệt đới, với thời tiết rất khắc nghiệt. Tác động môi trường lên cơ thể con người không chỉ có nhiệt độ, mà còn về độ ẩm. Độ ẩm cao, điều thường thấy ở Brazil, khiến hiệu quả làm mát cơ thể của mồ hôi giảm.

Ngoài ra, bức xạ gió và bức xạ mặt trời (cũng là những vấn đề ở Brazil) sẽ tác động trực tiếp đến nhiệt độ cơ thể. Cơ thể con người bình thường cần 2 lít nước mỗi ngày. Hoạt động nặng dưới điều kiện WBGT cao, cơ thể cần đến 6 lít nước hoặc hơn mỗi ngày. Chuột rút hoặc đau cơ bắp là những biểu hiện thường thấy nhất.

Chính vì những vấn đề trên, đe dọa trực tiếp đến cầu thủ, FIFA thông qua “Cooling Breaks”. Các trận đấu có 3 phút “Cooling Breaks”, chia làm hai lần, sau phút 30 và 75. Dù vậy, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các trọng tài.

Ban đầu, FIFA không muốn làm gián đoạn các trận đấu, nhưng tòa án ra quyết định phải áp dụng. Trong trường hợp WBGT vượt qua 32 độ C mà FIFA không áp dụng “Cooling Breaks”, tổ chức này sẽ bị phạt tiền 200.000 real Brazil mỗi trận (khoảng 90.000 USD).

Quyết định của Tòa án đưa ra một tuần sau ngày khai mạc World Cup 2014, và “Cooling Breaks” được áp dụng lần đầu tiên giữa Hà Lan và Mexico.

Theo Vietnamnet

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X