Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Đừng hỏi (tuyển) Anh đã làm được gì cho tôi!

Thứ Sáu 30/05/2014 17:33(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Một đội bóng cần những ngôi sao, tất nhiên rồi, nhưng cần cả những người thầm lặng. Những người đá bóng để phục vụ đồng đội vô điều kiện. Những người hy sinh mà không đòi hỏi. Những người luôn nghĩ rằng cứ ra sân và chiến đấu cái đã, trước khi nghĩ đến điều gì lớn lao hơn.

1. Cách đây vài ngày, thủ môn Joe Hart tuyên bố rằng anh sẽ cố… ghi một bàn cho đội tuyển Anh ở World Cup lần này, có thể là từ chấm phạt đền. Tiền vệ Jack Wilshere, trong lần đầu tiên lên tuyển, đã nói về cảm giác khoan khoái khi được khoác chiếc áo số 7 huyền thoại mà Bryan Robson và David Beckham từng mặc.

Ở đội tuyển Anh hiện giờ, đến một thủ môn cũng muốn mình phải nổi bật. Không ai muốn mình bỏ lỡ khoảnh khắc ánh đèn sân khấu chiếu đến. Rất ít người muốn đóng vai trò thầm lặng.

rooney
 

Trước đây, ngay cả với những cầu thủ nổi tiếng tận tụy và ở đỉnh cao phong độ như Steven Gerrard hay Frank Lampard, thì họ hiếm khi chơi tốt khi ra sân cùng nhau. Lý do? Rất đơn giản: Cả hai đều thích lao lên phía trên, hơn là đóng vai trò bọc lót và thu hồi bóng cho người kia.

Cách đây ba năm, tiền vệ Paul Scholes tiết lộ rằng anh tuyên bố giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế sớm vì chán ngấy những cá tính ích kỷ ở tuyển Anh: “Tôi dị ứng với những người như thế. Có một số người chỉ thích thể hiện bản thân. Thay vì chuyền một quả đơn giản có khoảng cách 10 mét, họ lại cố gây chú ý bằng một pha chuyền dài 80 mét”.

2. Nhưng chính quyết định của Scholes cũng là một lựa chọn… ích kỷ: Chính anh cũng không thể là một người hy sinh tự ái vì đội tuyển Anh. Một Scholes nổi tiếng về lòng trung thành ở Man United và sẵn sàng xỏ giày trở lại thi đấu khi Sir Alex Ferguson yêu cầu lại không thể bỏ qua chuyện này.

Ở lần tập trung cho World Cup 2014, sau khi biết tin HLV Roy Hodgson tuyên bố sẽ trọng dụng tài năng trẻ Luke Shaw ở vị trí cánh trái, Ashley Cole đã quyết định từ giã đội tuyển Anh. Hai năm trước, trung vệ John Terry cũng tuyên bố chia tay sự nghiệp quốc tế sau khi bị LĐBĐ Anh phạt vì những lời lẽ mang tính phân biệt chủng tộc nhắm vào Anton Ferdinand.

Đội tuyển Anh thật tội nghiệp, vì không có nổi một người sẵn sàng ngồi dự bị chỉ để sát cánh cùng nó đến World Cup. Ai cũng muốn phải được nổi bật trong bữa tiệc đắt giá này, và họ không cần cả bữa tiệc khi cảm thấy rằng mình đã bị thất sủng.

3. Có lẽ không một CĐV Anh nào quên được hình ảnh cái đầu quấn băng đầy máu của hậu vệ Terry Butcher ở một trận vòng loại của tuyển Anh trước World Cup 1990. Một phóng viên người Anh nổi tiếng có tên David Winner đã từng nói trên CNN rằng: “Chúng tôi yêu chiến đấu như Terry Butcher, Stuart Pearce và Tony Adams”.

Bây giờ, ai sẽ là người chiến đấu đến đổ máu vì đội tuyển Anh? Ai sẽ gạt sang một bên những tự ái trẻ con, những toan tính nhỏ mọn và lợi ích cá nhân để chiến đấu vì màu áo trắng, như Butcher đã làm cách đây hơn 20 năm?

Ai sẽ chấp nhận phận của một người “gánh nước” cho toàn đội? Ai sẽ hy sinh vì tập thể này? Joe Hart có thể thôi nghĩ về một bàn thắng trên chấm phạt đền để tập trung, thậm chí là lăn xả, cho một tình huống cản phá hay không? Cole có thể rút lại quyết định từ giã tuyển, chấp nhận ngồi dự bị một cách vui vẻ và chờ đến khi Tam sư ngước về phía anh cầu cứu?

Đội tuyển Anh phải trả lời câu hỏi này trước khi đến World Cup, chứ không phải ngồi cười cợt một công thức chiến thắng có phần viển vông của một khoa học gia, hay nói về lịch sử. Hiện tại, ai sẽ chiến đấu vì họ, vô điều kiện?

Theo Thể Thao Văn Hoá

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X