Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Đức, Argentina và khả năng sút luân lưu: Long Hổ tranh hùng

Chủ Nhật 13/07/2014 16:44(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Hai trận chung kết World Cup gần nhất, 1 trận phải phân định thắng thua bằng luân lưu, trận còn lại suýt đi theo kịch bản ấy nếu không có bàn thắng của Andres Iniesta ở phút 116. Vì thế, người ta cũng phải tính đến kịch bản “đấu súng” cho trận chung kết giữa Đức và Argentina rạng sáng mai.

“QUY LUẬT MARTINEZ”

Đức được xem là đội sút 11m luân lưu hay nhất trong lịch sử, riêng ở các kỳ World Cup thì thành tích thành công khi “đấu súng” của Mannschaft là 100%. Trong khi đó, Argentina cũng là đội sút luân lưu hay thứ nhì. Albiceleste vừa chiến thắng Hà Lan ở bán kết với kịch bản này và đây là dịp họ chứng minh cho khả năng của mình. Cả 4 cầu thủ Argentina thực hiện cú sút trước Hà Lan đều rất tự tin và cùng thực hiện thành công (Messi, Garay, Aguero, Maxi Rodriguez), tức tỷ lệ là 100%.  Tuy nhiên, Argentina hãy coi chừng điềm gở với cái gọi là… quy luật Martinez.

 

HLV của Everton - Roberto Martinez ngoài khả năng chuyên môn xuất sắc còn là một bình luận viên tầm cỡ. Ở World Cup năm nay, Martinez được đánh giá cao khi phân tích: “Kể từ World Cup 2002 tới nay, đội thắng luân lưu 11m trận trước luôn thua trận kế tiếp, trừ Brazil (thắng luân lưu Chile, thắng tiếp Colombia mà không cần đá 11m)”. Tuy nhiên, Brazil đã bị loại trước chung kết. Hà Lan là đội theo “quy luật Martinez” khi thắng Costa Rica ở tứ kết nhờ sút luân lưu 11m nhưng ở bán kết thua Argentina, đáng chú ý là cũng với kịch bản “đấu súng”.

ARGENTINA CŨNG ĐÁNG GỜM

Dù vậy, đừng ai quên là đội tuyển xứ sở Tango từng làm được điều khó tin, là thắng 2 trận liên tiếp tại World Cup đều nhờ luân lưu 11m. Điều đó xảy ra tại World Cup 1990, khi Argentina của Diego Maradona và Claudio Caniggia đã thắng Nam Tư ở tứ kết rồi chủ nhà Italia ở bán kết, đều nhờ “đấu súng” trước khi thua Đức ở trận chung kết. Đáng chú ý, Đức chỉ gặp Argentina sau khi thắng Anh ở bán kết sau cuộc chiến cân não trên chấm phạt đền. Nghĩa là, Mannschaft không phụ thuộc vào “quy luật Martinez”. Trong khi đó, Argentina cũng từng tạo nên tiền lệ ở World Cup 1990 nên không có gì lạ nếu Albiceleste tiếp tục làm được điều đó ở World Cup 2014 bằng cách thắng 2 trận liên tiếp cùng với hình thức đá luân lưu 11m. Hà Lan (đội thắng 2 lần gần nhất khi phải đá luân lưu) đã trở thành nạn nhân đầu tiên của Albiceleste ở bán kết. Sắp tới, liệu Đức có là nạn nhân tiếp theo ở trận chung kết Brazil 2014?

NHỮNG BI KỊCH LỊCH SỬ

Từ khi loạt luân lưu 11m được áp dụng để phân định thắng thua tại World Cup (bắt đầu từ Cúp Thế giới 1978), tỷ lệ sút thành công chỉ là 71%, tức tỷ lệ thất bại lên đến 29%. Điều đó cho thấy để thành công ở loạt sút luân lưu là điều không hề đơn giản như nhiều người nghĩ.

Trong lịch sử World Cup, từng có nhiều danh thủ sút luân lưu thất bại, ví dụ Michel Platini, Diego Maradona, Roberto Baggio... Bi kịch trên chấm 11m từng ám ảnh rất nhiều danh thủ đến nỗi họ sợ phải làm điều tưởng như dễ dàng, là đưa bóng vào lưới từ khoảng cách 11m trước khung thành rộng mở chỉ có thủ môn mà không có hậu vệ đối phương nào truy cản.

ÁP LỰC KHỦNG KHIẾP

Tại World Cup 2014, trong hoàn cảnh phải thực hiện pha đá sống còn, nghĩa là sút hỏng thì đội nhà sẽ bị loại, Dirk Kuyt là cầu thủ duy nhất thành công. Trong khi những Jara (Chile) và Umana (Costa Rica) khi rơi vào tình cảnh tương tự đã không thể chiến thắng áp lực. Và họ đã sút hỏng.

Trước World Cup 2014, chỉ vẹn vẹn 44% những cầu thủ trong hoàn cảnh như Kuyt hay Jara thực hiện thành công cú đá luân lưu của mình. Tại World Cup 2014, tỷ lệ thành công là 100% khi nếu sút thành công thì đội nhà đi tiếp. Nếu tính trước Brazil 2014, tỷ lệ này là 93%, nói theo chuyên gia sút phạt đền Alan Shearer là “yếu tố tâm lý rất quan trọng. Nếu chịu áp lực quá lớn, bạn sẽ dễ thất bại. Ngược lại, khi tâm lý tự tin vì đội nhà có lợi thế, bạn sẽ dễ thành công”.

Theo Bongdaplus.vn

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X