Thứ Tư, 24/04/2024Mới nhất
Zalo

ĐT Đức và thế hệ sao mai 2009: Giờ là lúc hái quả

Thứ Hai 07/07/2014 17:56(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 5 năm sau chức vô địch U21 châu Âu, lứa cầu thủ ấy giờ chiếm số đông ở đội tuyển Đức và đang ở sự nghiệp chín muồi nhất. Cuộc cách mạng trẻ hóa bóng đá Đức đang ở rất gần cái đích thành công.

Năm 2000, bóng đá Đức sau loạt thất bại ở đấu trường quốc tế (World Cup 1998, EURO 2000) đã bước vào cuộc cách mạng trẻ hóa cả nền bóng đá, tập trung xây dựng lứa cầu thủ tương lai với triết lý kỹ, chiến thuật hoàn toàn mới. 9 năm sau, trong một đêm ở Malmo (Thụy Điển), đội ngũ các tài năng được chọn lọc đã hạ Anh 4-0 trong trận chung kết để mang về chức vô địch U21 châu Âu - danh hiệu đầu tiên của U21 Đức ở châu lục.

Từ bên trái qua: Neuer, Hoewedes, Boateng, Hummels, Oezil và Khedira
Từ bên trái qua: Neuer, Hoewedes, Boateng, Hummels, Oezil và Khedira

Cùng thời điểm đó, bóng đá Pháp cũng thực hiện cuộc cách mạng trẻ hóa nhân sự và phát triển lâu dài. Song nhìn lại những gì giữa người Đức và người Pháp gặt hái được là khác nhau. Bóng đá Pháp với thế hệ 1987 được kỳ vọng giờ chỉ còn sót lại những cái tên Benzema, Matuidi, Loic Remy, và họ không đóng góp nhiều cho đội tuyển (Nasri và Ben Arfa không được gọi ở World Cup này). Trái lại, đội tuyển Đức hiện tại đang “thống trị” bởi quân số từng là những nhà vô địch U21 năm 2009.

Sami Khedira - thủ lĩnh của năm đó - sẽ cùng những cái tên như Manuel Neuer, Mesut Oezil, Benedikt Hoewedes, Mats Hummels và Jerome Boateng lãnh trách nhiệm giúp Đức hướng đến trận chung kết World Cup đầu tiên kể từ năm 2002 (thua Brazil 0-2). 6 “nhà vô địch U21” này là lực lượng nòng cốt của tuyển Đức tại giải năm nay, cùng nhau tham gia đá chính cả 5 trận của Die Mannschaft từ đầu giải. Con số góp mặt đáng ra đã lớn hơn nếu Marcel Schmelzer không dính chấn thương phải ở nhà.

Mở rộng thành quả của cuộc cách mạng này, hai sản phẩm khác cũng góp mặt ở World Cup 2014 sau khi chuyển đổi màu áo ĐTQG là Fabian Johnson (ĐT Mỹ) và Ashkan Dejagah (ĐT Iran). Ngoài ra còn rất nhiều cái tên đạt đến một trình độ không thua kém quá xa những tuyển thủ Đức hiện tại như Andreas Beck, Gonzalo Castro, Dennis Aogo, Marko Marin...

Rõ ràng, một chiến lược xây dựng tạo ra đến 6 nòng cốt đang trên đà thành công cùng đội tuyển đã là một kết quả đáng ghi nhận. Bốn trong số đó (Neuer, Khedira, Oezil, Boateng) đã từng có kinh nghiệm tham dự World Cup, thậm chí cùng Die Mannschaft cán đích thứ 3 (năm 2010). Họ cũng là nòng cốt của đội tuyển tại EURO 2012 (lọt vào bán kết), và nay góp phần làm nên một đội tuyển trẻ thứ 5 ở World Cup (trung bình 26 tuổi 2 tháng) nhưng về kinh nghiệm thi đấu quốc tế lại đứng thứ 4 trong số các đội tuyển trước khi giải khởi tranh (trung bình 42 trận).

Vì thế, câu trả lời bây giờ là đội tuyển Đức như được làm nên bởi một thế hệ từng là những nhà vô địch khi mới ở tuổi đôi mươi. Họ là giá trị đem đến từ cuộc cách mạng sâu rộng, bài bản, những người đã chia sẻ với nhau rất nhiều thời gian, đặc biệt sau 5 năm từ khi vô địch năm 2009 thì họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm ở giải lớn.

Thế hệ này đang làm nên một “cỗ xe tăng” nguy hiểm với chủ nhà Brazil ở bán kết. Họ đang gánh trên vai trọng tranh mang cúp Vàng trở lại nước Đức sau 24 năm chờ đợi, kể từ lần gần nhất vào năm 1990. Nói cách khác, sau 3 kỳ liên tiếp đội tuyển Đức lỡ hẹn với chiếc Cúp thì đây là lúc "thế hệ sao mai 2009” sẽ làm quá khứ đổi thay.

Theo Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X