Thứ Tư, 24/04/2024Mới nhất
Zalo

ĐT Anh: Bao giờ vượt tầm Sư tử… giấy?

Thứ Sáu 20/06/2014 17:58(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Không phải đợi đến thời điểm này, người ta mới thấy được cái dớp của người Anh ở giải đấu lớn. Dường như, kỳ vọng càng nhiều thì Tam Sư lại càng lộ ra bản chất của một đội bóng thiếu bản lĩnh và đẳng cấp.

Trong khi đó, bản lĩnh và đẳng cấp là những thứ mà Italia và Uruguay - những đối thủ đã qua của tuyển Anh tại vòng bảng World Cup năm nay, thể hiện quá rõ ràng. Đáng nói hơn cả, những người được đặt hy vọng sẽ khiến Tam Sư phải ôm hận: Andrea Pirlo của Italia và Luis Suarez của Uruguay, đều đã đạt điểm rơi phong độ tuyệt vời. Tuyển Anh đã có những sự thay đổi tích cực về mặt lối chơi, đó là điều không thể bàn cãi, nhưng vấn đề lại nằm ở cách mà họ duy trì phong cách đó trong suốt trận đấu, và sự kết hợp của các “ông sao” trong đội hình.

anh that vong
 

Chưa bao giờ người Anh lại kỳ vọng ở đội tuyển của họ như ở giải đấu năm nay, nếu chỉ nhìn vào những cái tên được HLV Roy Hodgson mang đến Brazil. Bên cạnh những công thần như Wayne Rooney, Steven Gerrard, Anh còn có sự góp mặt rất đáng chú ý của những tài năng trẻ và những ngôi sao đang lên như Raheem Sterling, Luke Shaw, Adam Lallana, Ross Barkley, Alex Oxlade-Chamberlain, Daniel Sturridge hay Adam Lallana. Họ đều là những người đã khẳng định được thương hiệu tại Premier League, nhưng chỉ thế thôi là chưa đủ để chơi tốt trên tuyển.

Thực tế là người Anh không thiếu những ngôi sao, nhưng họ gặp phải một cái dớp mang tính trầm kha về sự hài hòa trong lối chơi. Có quá nhiều những vị trí “dẫm chân nhau”, thiếu một thủ lĩnh đích thực và không có được tinh thần chiến đấu cần thiết trong những thời điểm quan trọng. Bước vào bất kỳ một giải đấu nào, ĐT Anh cũng được nền báo chí luôn màu mè, rùm beng và phô trương của họ tâng lên tận mây xanh. Bất kỳ một cái tên đáng chú ý nào cũng được coi là niềm hy vọng của đội tuyển, dù thực sự khả năng của anh ta mới chỉ dừng lại ở mức tiềm năng.

Việc luôn được săn sóc một cách kỹ càng như vậy, khiến cái Tôi của những “ông sao” tại ĐT Anh càng ngày càng phình to, và vô tình đặt một thứ áp lực vô hình lên vai những người mới chân ướt chân ráo lên tuyển. Kết hợp những điều này, có thể thấy việc ĐT Anh luôn chơi bóng chật vật bởi thiếu sự gắn kết và ăn ý cần thiết là điều dễ hiểu. Rooney chỉ chơi hay khi đá sau một người đá cắm thuần túy, Sturridge thì lại cần một người đá cặp như Suarez, Welbeck luôn bị đặt đá dạt trái, khi tiềm năng thực sự của anh ở vị trí tiền đạo mũi nhọn chưa được coi trọng, còn Sterling bị đẩy xuống chơi quá sâu. Mỗi thứ một chút, đã làm dày lên những vấn đề.

Dù sao thì người Anh vẫn chưa thực sự bị loại tại World Cup năm nay, chỉ có điều cơ hội đi tiếp của họ là quá nhỏ và chính họ cũng không còn quyền tự quyết. ĐT Anh luôn tự hào về hình ảnh “Tam Sư” trên logo, tự hào về tinh thần và sức mạnh đã làm nên tên tuổi của họ. Nhưng nếu không có những sự thay đổi, làm mới và quán triệt một cách quyết liệt, thì e ĐT Anh vẫn chỉ là một chú Sư tử… giấy trước mỗi giải đấu lớn.

Theo Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X