Thứ Bảy, 23/11/2024Mới nhất
Zalo

Đội tuyển Đức: Mãnh hổ của những giải đấu lớn

Thứ Năm 29/05/2014 22:47(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Người Đức vẫn hay gọi đội tuyển của mình là “Die Nationalmannschaft”, hay viết gọn là “Die Mannschaft”. Nhưng ngoài biệt danh đó ra, ĐT Đức còn có một biệt danh ít được sử dụng hơn: “Turniermannschaft”. Dịch ra thì có nghĩa là “đội bóng đá Cúp”. Ý nghĩa của nó chỉ ra cái sự lừng danh, sự huyền bí trong lịch sử của ĐT Đức, một đội tuyển luôn luôn tỏa sáng vào lúc mà họ cần tỏa sáng nhất - các giải đấu lớn.

Đá giao hữu thì không cần hay

Ở Stuttgart hồi đầu tháng 3 vừa qua, Đức có màn tiếp đón Chile và thủ môn số 2 Roman Weidenfeller đã nói rằng “ĐT Đức luôn là “Turniermannschaft” và sẽ luôn có tiếng nói lớn trong cuộc cạnh tranh cho chức vô địch Thế giới”. Sau trận giao hữu đó, tỷ số 1-0 có vẻ như khiến bối cảnh của bài trả lời phỏng vấn của Weidenfeller trở nên bớt chắc chắn hơn. Đức ngày hôm đó đã phải đá với một Chile chạy nhiều và ép sân nhiều.

 

Có một lý do khác khiến ĐT Đức được gọi là “Turniermannschaft”: Họ rất hay chơi tệ ngay trước khi một giải đấu lớn bắt đầu. Bài kiểm tra cuối cùng của Đức cho EURO 1996 là trận thua 0-1 trước Pháp, và đã có một cuộc khủng hoảng mini diễn ra với dư luận Đức sau khi các học trò của Jurgen Klinsmann để thua 1-4 trước Italia vào tháng 3/2006. Kết quả là họ lên ngôi vô địch châu Âu 1996, và về thứ 3 tại World Cup 2006.

Triều đại của Joachim Loew cũng chẳng khá khẩm gì. Họ thua Argentina 0-1 vào đầu năm 2010, và đoán xem điều gì đã xảy ra khi Đức gặp lại Argentina ở Nam Phi mùa hè năm đó? Trước thềm EURO 2012, Đức thua Pháp 1-2 nhưng sau đó vẫn vào đến bán kết và chỉ bị nhà vô địch TBN hạ. Họ thậm chí còn bị la ó bởi CĐV nhà khi chỉ thắng Áo và Thụy Sĩ với cùng tỷ số 1-0 trong mùa xuân 2008, nhưng sau đó lọt vào chung kết EURO.

Nói đến la ó, có vẻ như những người Đức vẫn chưa nhận thức được rằng đội tuyển của họ không có thói quen đá hay trước một giải lớn. Stuttgart thực ra không phải là một nơi lý tưởng để tổ chức một trận đấu của ĐTQG bởi các khán giả cực dở. Nếu như không có pha bóng hay nào, họ sẽ ngồi im lặng khoanh tay, trái ngược với không khí ồn ào của fan các đội vùng Ruhr hay ở Munich và Berlin.

Đừng đánh giá thấp Đức

Tuy nhiên, những tiếng la ó từ trên khán đài ngày 5/3/2014 là một tín hiệu đáng lo ngại cho Joachim Loew, và các khán giả có lý do. Đức thắng trận nhưng chơi một thứ bóng đá khá rời rạc và không đối phó được với phong cách rất biến hóa của Chile, đội bóng mà nhiều CĐV Đức không nghĩ là đối thủ xứng tầm. Phải nhờ đến một loạt những pha truy cản vất vả của hàng thủ Đức, pha cứu bóng vạch vôi của Philipp Lahm mà đội chủ nhà mới giành chiến thắng.

Cho dù đã cầm vé dự World Cup ở thời điểm đó với 9 thắng & 1 hòa trên 10 trận ở vòng loại, ghi được tới 36 bàn, Joachim Loew vẫn nói rằng ĐT Đức mạnh về lý thuyết nhưng chưa vững trên thực tế. Họ có cầu thủ giỏi ở mọi tuyến, nhưng các vị trí lại không có sự tương hỗ cho nhau, nhất là trong mặt phòng ngự. Chile đã làm hé lộ điều đó khi chơi một lối chơi kết hợp cả thể lực lẫn tốc độ. Phải chăng năm nay sẽ là ngoại lệ, loạt giao hữu tồi (hoặc trung bình) sẽ dẫn đến kết quả đấu cúp tồi cho tuyển Đức?

Gần như cứ sau các loạt trận giao hữu diễn ra vào tháng 3 của những năm có giải đấu lớn, Đức đều gặp vấn đề về phòng ngự và Joachim Loew lẫn các cầu thủ đều tự nói ra sự lo lắng đó khi trả lời báo chí. Vì vậy những thể hiện chập chờn như trước Chile không phải là hiếm, thậm chí là định kỳ. Cần nói thêm rằng mùa giải của các CLB vào tháng 3 luôn ở cao điểm, và ngay cả loạt trận giao hữu trước thềm các giải đấu cũng trùng lắp với sự kiệt sức của các tuyển thủ sau một mùa giải dài hơi, và các HLV khó có thể chờ đợi các cầu thủ chơi dốc sức.

Một khi bước vào giải, những thiếu sót trong cách chơi thường được các tuyển thủ Đức cần cù sửa chữa cho tới khi hoàn thiện trong trại tập huấn, và dẫn đến kết quả tốt khi vào đá cúp. Đó là điều chẳng có gì bí mật, Per Mertesacker mùa thu năm ngoái đã từng nói rằng việc đội tuyển đá không tốt ở giao hữu lại rất có ích vì Joachim Loew luôn thu thập rất nhiều tư liệu để phân tích các sai sót, và khi bước vào đợt tập trung thì các cầu thủ chỉ việc đi theo bản kế hoạch chuẩn bị chi tiết mà Loew và các cộng sự đã lên sẵn để khắc phục những sai sót ấy. Đó không chỉ là cách làm việc của Loew mà còn của Klinsmann hồi World Cup 2006.

Do vậy, ngay cả nếu Đức chơi tệ trong các trận giao hữu từ giờ cho tới khi World Cup khai mạc, chưa thể đánh giá thấp họ được vì những quân át sẽ chỉ được người Đức tung ra khi bước vào giải. Thậm chí ở một góc độ nào đó, tạo nên một chút bi quan cũng sẽ khiến người Đức đến Brazil với một tâm lý nghiêm túc hơn và quyết liệt hơn. Và nếu có thua thì cũng còn tốt hơn là thất bại sau sự lạc quan thái quá, thứ rất dễ xuất hiện chỉ sau khi thắng vài trận giao hữu vô nghĩa (về điểm này, hãy nhìn ĐT Anh).

Theo Khám Phá

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X