Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
Zalo

ĐKVĐ Tây Ban Nha: Coi chừng vết xe đổ của Pháp năm 2002!

Thứ Hai 02/06/2014 11:04(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Được xem là ứng viên vô địch, nhưng nền tảng đội hình cũ kỹ, ĐKVĐ Tây Ban Nha sẽ phải thận trọng với bài học mà Pháp từng trải qua ở Hàn - Nhật mùa hè 2002. Giống như Pháp của 12 năm trước, TBN bước vào World Cup 2014 với vũ khí không được tân trang.

Bài học thất bại của Pháp

Ngày 12/7/1998 là một ngày lịch sử với bóng đá Pháp. Hôm ấy, ở Paris, đội trưởng Didier Deschamps lần đầu tiên nâng cao chiếc cúp VĐTG. Cho đến nay, đó vẫn là chức VĐTG duy nhất trong lịch sử đội bóng áo Lam. Tập thể ấy được dẫn dắt bởi HLV Aime Jacquet và nhạc trưởng Zinedine Zidane. Trong trận chung kết với Brazil, chính Zidane là người tạo khác biệt lớn nhất.

 

HLV Jacquet ra đi ngay sau vinh quang, và Pháp được trao lại cho Roger Lemerre. Không có thay đổi nào đáng kể, và Lemerre vẫn giữ nguyên bộ khung đã lên đỉnh vinh quang ở Paris. Tập thể ấy tiếp tục gặt hái vinh quang ở EURO 2000, khi lội ngược dòng trước Italy đầy kỳ diệu. Một năm sau đó là Confederations Cup.

Bước vào World Cup 2002, HLV Lemerre mang theo 13 trong số 22 cầu thủ từng nâng cao chiếc cúp vinh quang ở Stade de France. Trong đó, Barthez, Henry, Desailly, Vieira, Zidane và Trezeguet là xương sống của đội bóng áo Lam. Pháp đến Hàn – Nhật với tư cách ứng viên số 1, và được kỳ vọng trở thành đội thứ 3 bảo vệ thành công ngai vàng, sau Italy và Brazil.

Đúng là lịch sử được viết, nhưng theo cách bi kịch nhất. Pháp trở thành đội ĐKVĐ đầu tiên trong lịch sử bị loại ở vòng bảng mà không ghi bàn nào. Họ thua Senegal (0-1), Đan Mạch (0-2) và hòa Uruguay (0-0), rồi về nước với tâm trạng tủi hổ.

Vicente Del Bosque đang đi trên con đường của Lemerre. Có đến 16 người trong đội hình vô địch ở Nam Phi 4 năm trước được đến Brazil. Nếu Valdes và Navas không chấn thương, con số này còn cao hơn nữa. So với EURO 2012, chỉ có 5 sự thay đổi. Trong đó, có 10 người hiện diện cả 3 giải đấu lớn gần nhất mà La Roja thống trị (EURO 2008 và 2012, World Cup 2010).

Del Bosque phải thận trọng

Del Bosque không hoàn toàn duy trì một phong cách thi đấu, nhưng việc giữ mãi một bộ khung là bất lợi không nhỏ. Có một sự thật không thể chối bỏ là sự gia tăng về tuổi trung bình của các cựu binh. Hãy lấy Xavi làm ví dụ. 4 năm trước, Xavi ở đỉnh cao, nhưng giờ đã 34 tuổi và thể lực suy giảm.

Vấn đề thứ hai, duy trì vai trò của các cựu binh đồng nghĩa hạn chế các giải pháp gây bất ngờ. Không có chỗ cho các cầu thủ đang sung mãn như Isco, Iturraspe, Carvajal, Inigo Martinez…, cũng không có cơ hội cho những phát hiện mới như Deulofeu. Koke là một người hiếm hoi có khả năng cạnh tranh với các cựu binh. Nhưng nếu Thiago Alcantara không chấn thương, Del Bosque liệu có trao cơ hội cho tài năng giàu triển vọng của Atletico? Diego Costa được nhắc đến như một giải pháp đặc biệt để thổi vào đội bóng làn gió mới, nhưng vấn đề là cầu thủ gốc Brazil còn chưa biết chắc khi nào có thể đá.

Nếu có một đội bóng mà các đối thủ nghiên cứu tỉ mỉ nhất ở World Cup lần này, thì đó chỉ có thể là TBN. Cấu trúc hiện tại của La Roja không còn là một pháo đài bất khả xâm phạm nữa. Vậy mà Del Bosque lại không làm mới đội bóng, trái ngược với tuyên bố của chính ông hồi tháng Ba năm ngoái (“sẽ có những đổi mới trong đội”).

Năm 1962, Brazil mang đến Chile 14 trong số 22 người giành chức VĐTG ở Thụy Điển, và đăng quang. Dù vậy, Brazil ngày ấy là một tập thể của những ngôi sao mà không phải lúc nào bóng đá cũng sản sinh. Một điểm quan trọng, vai trò của thể lực trong bóng đá hiện đã khác rất nhiều.

Không ai hiểu 23 cầu thủ TBN bằng Del Bosque, nhưng thực sự, ông đang chơi canh bạc nguy hiểm.

Theo TTVH

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X