Thứ Năm, 28/03/2024Mới nhất
Zalo

Đã đến thời người Mỹ phát cuồng vì World Cup

Thứ Ba 24/06/2014 16:30(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Cho đến thời điểm này của World Cup 2014, người Mỹ đã cho thấy, tình yêu của họ với trái bóng không thua kém bất kì quốc gia nào.

Vì sao người Mỹ ghét bóng đá?

Thể thao là hình thức giải trí mà ở đó các giá trị văn hóa, bản sắc của mỗi quốc gia được đặt lên hàng đầu. Đối với nước Mỹ, một quốc gia đa dạng về chủng tộc và văn hóa thì trung tâm của các giá trị văn hóa nằm ở tình yêu dành cho công lý. Thật vậy, "giấc mơ Mỹ" là một câu chuyện về công lý mà ở đó những người trung thực, chăm chỉ, kiên trì sẽ đi đến thành công và được tưởng thưởng xứng đáng.

Vì thế, ngay cả trong thể thao, người Mỹ cũng tôn trọng tuyệt đối sự công bằng. Thế nhưng có vẻ như bóng đá là môn thể thao không đáp ứng được kì vọng đó. Trong con mắt người Mỹ, kết quả của một trận bóng đá phụ thuộc rất lớn vào trọng tài. Có thể là một tình huống bắt lỗi việt vị sai, một thẻ đó không đáng có, hay một quả penalty oan uổng… tất cả đều có thể làm thay đổi cục diện một trận đấu mà ở đó chiến thắng không thuộc về đội xứng đáng hơn. Những trận đấu đã qua của World Cup 2014 là những minh chứng vô cùng rõ ràng cho nhận định này.

Bóng đá không phải là môn thể thao vua ở Mỹ
Bóng đá không phải là môn thể thao vua ở Mỹ

Chính vì thế, theo người Mỹ, chính sự nhìn nhận chủ quan của trọng tài sẽ khuyến khích các cầu thủ chơi tiểu xảo và gian lận 1 cách “trơ trẽn” trên sân. Họ có thể lăn lộn phút trước nhưng khi được hưởng quả phạt thì lại đứng dậy ngay tức khắc. Điều đó rõ ràng là đi ngược lại với khái niệm “công lý”. Người Mỹ quan niệm, nếu bạn thật sự phải nằm cáng để ra khỏi sân thì tốt nhất hãy dừng thi đấu. Thứ hai, trong bóng đá, người ta thường xuyên chứng kiến những trận hòa, điều rất hiếm gặp trong các môn thể thao khác như bóng rổ, bóng chày hay bóng bầu dục.

Hai đội bóng bước vào một cuộc chiến nhưng một đội cố gắng để giành chiến thắng trong khi một đội chỉ cần thủ hòa, chính điều đó đã giết chết sự quyết tâm thi đấu của cầu thủ cũng như sự kịch tính vốn có của một cuộc thi đấu thể thao. Khi không tìm ra đội chiến thắng trong một cuộc đấu, cũng có nghĩa là công lý đã không được thực thi.

Thứ ba, người Mỹ không thích cái cách phân định thắng thua bằng những quả penalty. Sự cố gắng và nỗ lực của cả một đội bóng lại được định đoạt dễ dàng bởi một loạt đá luân lưu đầy may rủi. Chưa tính đến yếu tố may mắn thì sút phạt đền cũng chỉ là một trong vô số kĩ năng mà bóng đá yêu cầu, vì thế, người Mỹ cho rằng sẽ là bất công nếu chỉ lấy penalty ra làm công cụ để phân định chiến thắng.

Từ Beckham đến World Cup

Không quá lời khi nói rằng, cú chuyển nhượng lịch sử của Beckham đến Los Angeles Galaxy đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt bóng đá Mỹ. Sự hiện diện của Beckham không chỉ khiến anh trở thành người đàn ông Anh nổi tiếng nhất trên đất Mỹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nền bóng đá xứ sở cờ hoa thông qua việc thay đổi nhận thức của người dân Mỹ về bóng đá. Theo hãng tin AP, trận đấu đầu tiên của Beckham trên đất Mỹ, nơi anh chỉ chơi 18 phút trong cuộc đối đầu với Chelsea, đã thu hút sự theo dõi của 947.000 hộ gia đình; so với 422.000 hộ cách đó vài tuần.

Tổng thống Barack Obama mê bóng đá
Tổng thống Barack Obama mê bóng đá

Trong suốt 5 năm thi đấu tại Mỹ, Beckham luôn là chìa khóa khiến số người theo dõi giải đấu tăng vùn vụt. Năm 2012, năm cuối cùng mà Beckham thi đấu tại Mỹ, số người xem mỗi trận đấu đạt trung bình 18,807 lượt, tăng gần 20% so với năm 2007. Ảnh hưởng của Beckham đã mang lại đến sự thịnh vượng về tài chính cho bóng đá Mỹ. Ước tính, từ năm 1993-2004, giải Major League Soccer đã thua lỗ tới 350 triệu USD thế nhưng sự hiện diện của Beckham như một thỏi nam châm thu hút các nhà tài trợ, qua đó, đem đến khoản lợi nhuận khổng lồ. Tổng giá trị các khoản tài trợ cho MLS trong năm 2007 đã đạt mức 2 tỷ USD, một kỉ lục vô tiền khoáng hậu mà chỉ danh tiếng của Beckham mới có thể mang lại.

Ngoài ra, kể từ khi Beckham đến Mỹ, giải đấu đã tăng số đội tham dự từ 12 đội trong năm 2007 lên 19 đội vào năm 2013.Mối tương quan giữa Beckham và sự tăng trưởng của các đội bóng đá chuyên nghiệp ở Mỹ không phải là trùng hợp ngẫu nhiên mà nó đến từ những nỗ lực không ngừng của chàng tiền vệ người Anh nhằm mang bóng đá đến gần hơn với thanh thiếu niên Mỹ. Với việc thành lập của Học viện bóng đá thanh thiếu niên của mình ở Los Angeles, Beckham hy vọng có thể nhân bản thành công mô hình học viện thanh thiếu niên ở châu Âu mà đại diện tiêu biểu là Manchester United, cái nôi nuôi dưỡng một siêu sao Beckham như ngày hôm nay.

Giờ đây, khi tìm kiếm tài năng hàng đầu của Mỹ, các tuyển trạch viên từ khắp nơi trên thế giới lại đến học viện thanh thiếu niên Mỹ. Đây cũng là điều mà Beckham đã cố gắng gây dựng trong suốt những năm cuối sự nghiệp tại Mỹ. Có thể dễ dàng nhận ra, bóng đá Mỹ đang trong giai đoạn bùng nổ. Họ đang sở hữu một trong những đội bóng đá nữ hàng đầu thế giới, còn đội tuyển nam đang thi đấu rất ấn tượng tại World Cup 2014 và gần như chắc tấm vé vào vòng 2 ở một bảng đấu mà họ bị đánh giá thấp nhất. Đối với các CĐV Mỹ, họ đã bắt đầu yêu thích và thực sự tìm hiểu môn thể thao này.

Số người theo dõi World Cup tại Mỹ đã tăng dần theo thời gian và đạt mức kỉ lục tại kì World Cup lần này. Trận đấu mở màn với đội tuyển Ghana đã thu hút 11,1 triệu người ngồi trước màn ảnh nhỏ, một điều chưa từng xảy ra tại quốc gia bị coi là “ghét bóng đá” này. Hơn ai hết, những người Mỹ phải cám ơn Beckham, một ngôi sao bóng đá ngoại quốc đã làm những điều phi thường để đưa bóng đá Mỹ lên một tầm cao mới.

Theo VTC

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X