Thứ Hai, 06/05/2024Mới nhất
Zalo

Có nên lùi điểm đá phạt penalty xa khung thành hơn?

Thứ Năm 03/07/2014 22:37(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Do hiệu suất sút penalty thành bàn cao hơn rất nhiều so với cơ hội ở các tình huống bóng sống trong vòng cấm,thế nên vấn đề đặt ta là làm sao tạo nên sự công bằng hơn?

Ở khoảng cách 11m, các thủ môn gần như không có cơ hội để cản phá và một quả penalty cũng gần như đồng nghĩa với một bàn thắng. Penalty là một hình phạt mà cho đến nay nó vẫn được xem là cơ hội ăn bàn rõ ràng nhất.

Ý tưởng di dời điểm đá phạt đền cần được cân nhắc nhiều
Ý tưởng di dời điểm đá phạt đền cần được cân nhắc nhiều

Đáng nói, nhiều ví dụ chỉ ra nó là đòn quyết định của cuộc chơi. Như World Cup năm nay, Bờ Biển Ngà bị Hy Lạp loại ở vòng bảng chỉ vì quả penalty phút 90+3. Mexico ở vòng 1/8 cũng bị Hà Lan trừng phạt bằng quả penalty ở những phút cuối trận. Bất đắc dĩ, các hậu vệ mới để penalty xảy ra.

Bởi theo nghiên cứu của Kirk Goldsberry - nhà báo của trang web uy tín của Mỹ (Grantland) - thì 80% số quả penalty được thực hiện thành công. Kirk Goldsberry cũng chỉ ra rằng có nhiều điểm đánh dấu trong khung thành mà nếu cầu thủ sút penalty chỉ cần tạo lực bóng đi trung bình thì về mặt toán-lý học thủ môn không thể với tới.

Chuyển sang một nghiên cứu khác, tại vòng bảng World Cup năm nay, những cú sút ở cự li cách khung thành 4,5m (cơ hội ghi bàn) chỉ đạt hiệu suất bàn thắng là 46%. Cũng theo 2 nhà kinh tế học, David Sally và Chris Anderson (trong cuốn The Numbers Game) thì trong bóng đá cho đến nay, cứ trung bình 9 đến 10 cú sút mới có một bàn thắng, tương đương hiệu suất 10%.

Nghĩa là 2 con số này quá xa với tỷ lệ ăn bàn 80% từ những quả penatlty và đó là lí do Kirk Goldsberry đặt câu hỏi: nên chăng lùi lại điểm đá phạt xa khung thành hơn để giảm hiệu suất thành công, nhằm tạo ra sự công bằng hơn?

Với câu hỏi này, bất cập là khi hiệu suất thành công sút phạt 11m được giảm xuống (ví dụ từ 33% đến 50%, thay vì 80%) thì các hậu vệ sẽ “chăm chỉ” phạm lỗi trong vòng cấm hơn. Kirk Goldsberry trả lời luôn: “Không phải là di dời điểm sút phạt sang một vị trí cố định khác, mà có rất nhiều điểm đặt bóng sút penalty tùy theo mức độ phạm lỗi nghiêm trọng”.

Kirk Goldsberry đưa ra ví dụ ở môn bóng rổ, quả ném phạt được xác định trên nhiều lỗi khác nhau (lỗi cá nhân, lỗi đồng đội, lỗi kỹ thuật…). Và với penalty trong bóng đá sẽ dựa vào mức nghiêm trọng để quy định về khoảng cách sút phạt. Tại giải nhà nghề Mỹ nhiều năm trước, một cầu thủ thực hiện penalty sẽ phải một mình đi bóng từ giữa sân sau đó mới đối mặt với thủ môn đối phương. Về cơ bản, ý kiến của Kirk Goldsberry cũng chỉ là dạng ý tưởng, thậm chí chưa thực hiện đã nảy sinh những rắc rối. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng thú vị mà những nhà làm luật nên cân nhắc.

Theo Bongdaplus.vn
  

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X