Thứ Hai, 25/11/2024Mới nhất
Zalo

Bóng qua vạch vôi hay chưa? Công nghệ mới ở World Cup 2014 sẽ trả lời

Thứ Tư 04/06/2014 14:26(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Trong gần 50 năm qua tồn tại cuộc tranh cãi dữ dội. Liệu bàn thắng quyết định của Geoff Hurst cho đội tuyển Anh ở trận chung kết World Cup 1966 trước Tây Đức có thực sự qua vạch vôi hay không sau khi bóng dội xà ngang đập xuống? Sẽ không bao giờ có một câu trả lời chắc chắn và dù người Đức có thích điều đó hay không thì nước Anh có thể không bao giờ bị phủ nhận danh hiệu vô địch thế giới duy nhất của họ.

Dù vậy, giờ đây những tranh cãi về sự cố vạch vôi tại World Cup sẽ chìm vào dĩ vãng. Lần đầu tiên tại cấp độ thi đấu bóng đá cao nhất, người ta sẽ sử dụng công nghệ để xác minh liệu quả bóng có vượt qua vạch vôi khung thành trong các trận ở giải đấu sắp được tổ chức tại Brazil. Người ta sẽ dùng hệ thống bao gồm 14 camera được phát triển bởi một công ty ít tên tuổi của Đức là GoalControl. 7 cái cho mỗi bên cầu môn.

Có những cái được gắn trên mái sân vận động và thu được vị trí 3 chiều của quả bóng với độ chính xác cao. Khi toàn bộ quả bóng vượt qua vạch vôi, tín hiệu rung và tín hiệu quang học sẽ được gửi đến đồng hồ đeo tay của trọng tài trong chưa đầy 1 giây, cho biết bàn thắng cần được công nhận.

 

Cùng với việc sử dụng một loại chất triệt tiêu để các cầu thủ và trọng tài tạm thời làm mốc trực quan nhằm ngăn ngừa việc lấn khoảng cách của các hậu vệ khi tạo bức tường chắn các quả đá phạt, các quan chức cao cấp nhất của môn thể thao phổ biến nhất thế giới cuối cùng cũng có vài sự trợ giúp, như các môn quần vợt, bóng chày, cricket, bóng bầu dục Mỹ và nhiều môn thể thao khác đã làm.

Dirk Broichhausen, giám đốc quản lý của GoalControl nói với The Associated Press rằng: “Cảm xúc chủ đạo của chúng tôi là sự tiên liệu. Công nghệ đã chín muồi và chúng tôi hoàn toàn tự tin vào tính tin cậy của hệ thống. World Cup là cơ hội lớn nhất để ứng dụng công nghệ này? Điều đó sẽ biến công nghệ vạch cầu môn thành tâm điểm chú ý trên toàn thế giới”

Tiếng nói đòi áp dụng công nghệ lên đến đỉnh điểm ở World Cup 2010 và tiếp tục xuất hiện sau sự cố trong trận đấu giữa hai kẻ thù cũ Đức và Anh. Tiền vệ Frank Lampard của tuyển Anh bị từ chối bàn thắng mười mươi bởi những người điều khiển trận đấu không nhận ra rằng bóng dội xà đập đất bên trong vạch vôi. Tỷ số lúc đó là 2-1 cho Đức, và họ chung cuộc thắng 4-1 để vào vòng sau.

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter nói rằng sự cố trên khiến ông phải đưa ra những điều khoản. Ông phát biểu: “Rõ ràng sau những gì diễn ra từ đầu đến giờ ở World Cup (2010) này, thật vô lý nếu không mở lại hồ sơ công nghệ vạch cầu môn”.

Tổ chức thiết lập luật lệ bóng đá IFAB có quyết định lịch sử vào năm 2012 khi cho phép các quyết định có sự trợ giúp của máy tính trong các cuộc tranh tài do FIFA tổ chức. GoalControl là công ty được chọn lựa cho chương trình này, một sự ngạc nhiên khi họ chiến thắng trước đối thủ được biết đến nhiều hơn trên thế giới Hawk-Eye, vốn cung cấp hệ thống công nghệ vạch khung thành đầu tiên ở mùa giải Premier League trước đó.

GoalControl đã vận hành mà không gặp trục trặc nào ở Cúp Liên đoàn năm ngoái, một giải đấu khởi động cho World Cup và sẽ tiếp tục ở World Cup này. Broichhausen nói trong một e-mail: “Công nghệ vạch khung thành sẽ trở thành một phần lâu dài của bóng đá tại tất cả các giải đấu quan trọng. Tôi tin chắc điều đó. Hệ thống dựa trên camera mở ra nhiều khả năng phân tích và các giải pháp giải trí trong bóng đá cũng như trợ giúp luật lệ ví dụ như xác định việt vị.”

Blatter chống lại việc mở rộng phạm vi ứng dụng của công nghệ để nó chỉ liên quan đến những vấn đề như việt vị và phạt đền. Sau đó, một lần nữa, người lãnh đạo tối cao vốn không chuộng chất triệt tiêu trợ giúp làm mốc trực quan hai năm trước chỉ chấp nhận thay đổi quan điểm vào tháng 12 năm ngoái. Tại Brazil các trọng tài sẽ sử dụng keo dán nền nước, một loại bọt tương tự kem cạo râu trước bức tường phòng ngự trong tình huống đá phạt để đảm bảo khoảng cách 9m15 tới quả bóng được tôn trọng.

Một vòng tròn cũng được xịt kế quả bóng để giữ các cầu thủ tấn công không đẩy trái bóng về gần hơn khung thành. Bọt này sẽ biến mất sau 45 giây đến 2 phút. Đây là ý tưởng của nhà báo Pablo Silva người Argentina, người trở nên giận dữ khi các hậu vệ lấn lên lúc ông thực hiện đá phạt trong một trận đấu với những người bạn học cũ tại Buenos Aires năm 2002 mà ông bị đuổi khỏi sân. Ông cộng tác với một kỹ sư hóa học để phát triển ý tưởng tạo chất triệt tiêu và cho ra mắt ở các giải đấu hạng thấp của Argentina năm 2008, trước khi được sử dụng ở Copa Sudamericana, Copa Libertadores và Major League Soccer và sau đó trong các giải trẻ của FIFA và giải Club World Cup.

Tên chính thức của nó là 9:15 để thể hiện khoảng cách 10 yard khi chuyển sang đơn vị mét. Silva nói với AP trong một buổi phỏng vấn qua điện thoại: “Đó là một quá trình lâu dài nhưng lúc này là thời điểm dành cho đám cưới, cho khiêu vũ. Chất triệt tiêu được sử dụng trong 15000 trận đấu chính thức trên hành tinh, nhưng lần này là World Cup”.

Ống đựng chất bọt nhẹ này sẽ được để trong bao gắn với quần của trọng tài. Silva nói tiếp: “Lúc bắt đầu, chúng tôi hiểu rằng vấn đề không phải là cái đồ chứa hay cột mốc dấu mà là mang nó thế nào, nhưng chúng tôi đã tạo ra chỗ giữ và các trọng tài không thể gặp vấn đề với chất triệt tiêu này.” Trọng tài sẽ phun chất bọt trên sân, quyết định về vạch khung thành sẽ hiện ra trên màn hình lớn, một sự đổi mới trong bóng đá sẽ xuất hiện tại World Cup 2014.

Theo TTVH

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X