Thứ Ba, 05/11/2024Mới nhất
Zalo

Bồ Đào Nha và giấc mơ vượt ngưỡng

Thứ Ba 03/06/2014 14:14(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Bóng đá Bồ Đào Nha không thiếu tài năng, không thiếu những QBV, nhưng lại luôn thất bại ở những sân chơi lớn.

Bóng đá ở Bồ Đào Nha có một lịch sử phát triển lâu đời từ cuối thế kỷ XIX, và Liên đoàn bóng đá BĐN ra đời năm 1914, rất sớm khi so sánh với nhiều liên đoàn khác. Thế nhưng so với những đội bóng mạnh hàng đầu của châu Âu cùng hai ông lớn Nam Mỹ, Bồ Đào Nha luôn chậm hơn một bước khi nói về thành tích của đội tuyển quốc gia.

Không gặp thời

Thậm chí khi người Bồ đã đứng rất gần với một chức vô địch quốc tế, Hy Lạp ngăn cản họ vào năm 2004.

Điều gì đã khiến BĐN luôn đi chậm so với các thế lực châu Âu có tiếng khác? BĐN không thiếu tài năng, từ Eusebio của thập kỷ 1960 cho đến Luis Figo của thập niên 1990 và hiện tại là Cristiano Ronaldo. Chỉ có điều Bồ Đào Nha luôn là một đội bóng được xây dựng xoay quanh vài cá nhân, không phải là một lực lượng đồng đều. Thế hệ Vàng của Luis Figo từ EURO 1996 đến EURO 2004 là thế hệ gần nhất mà Bồ Đào Nha có ngôi sao ở đủ mọi tuyến.

Ronaldo đang một mình gánh cả đội tuyển Bồ Đào Nha
Ronaldo đang một mình gánh cả đội tuyển Bồ Đào Nha

Có rất nhiều nguyên nhân được dẫn giải cho sự thiếu đồng đều thường trực xuất hiện trong đội hình của Bồ Đào Nha, nhưng chủ yếu xoay quanh việc người Bồ khá kém trong hoạch định thời gian đào tạo trẻ. Người Bồ có thể tạo ra những Cristiano Ronaldo, Joao Moutinho hay William Carvalho không mấy khó khăn, tuy nhiên những tài năng lớn ở mọi vị trí ít khi cùng nổi lên trong cùng một thời điểm để tạo ra một đội tuyển mạnh.

Thế hệ Vàng giai đoạn 1996 - 2004 là thế hệ duy nhất mà mọi tuyến của BĐN có tuyển thủ giỏi nổi lên cùng một lúc, bởi những cầu thủ hàng đầu của giai đoạn đó đã vô địch U-20 Thế giới năm 1989 cùng nhau.

Sự cọc cạch về mặt hoạch định thời gian đào tạo trẻ vì thế đã dẫn đến một thời gian khá dài Bồ Đào Nha phải xây dựng đội bóng quanh một hoặc hai cầu thủ xuất sắc mà họ có, thay vì hình thành một bản sắc cụ thể cho đội tuyển (giống như tiki-taka của hàng xóm TBN). Sự phi đồng đều do đó hạn chế khả năng đoạt thành tích cao của BĐN trong thời gian dài, Cristiano Ronaldo đã không gặp thời khi những đồng đội hiện tại của anh không phải là những người giỏi nhất.

Gánh nặng của một người

Bồ Đào Nha đến Brazil năm nay với gánh nặng phải đi sâu tới bán kết để rửa nỗi thất vọng 4 năm trước khi bị TBN cho về nước sớm. Gánh nặng đó đặt hết cả lên Cristiano Ronaldo, không chỉ vì anh là cầu thủ xuất sắc nhất đội tuyển và có trọng trách ghi bàn, mà còn vì không có anh, Bồ Đào Nha có thể sụp đổ trước một đối thủ tầm thường.

Trận giao hữu hòa 0-0 mới đây trước Hy Lạp một lần nữa khẳng định luận điểm ấy, khiến HLV Paulo Bento phải lên tiếng rằng các tuyển thủ khác cũng cần đứng dậy tỏa sáng khi Ronaldo vắng mặt hoặc không thể làm tốt hơn để giúp BĐN đi tới thắng lợi. Bento buộc phải nói vậy, bởi thực sự đội tuyển của ông đã quen với việc chuyền bóng để Ronaldo giải quyết trận đấu, nhất là những gì diễn ra ở vòng loại World Cup lẫn loạt play-off với Thụy Điển.

Sự thiếu chủ động của các cầu thủ BĐN có lẽ sẽ còn tiếp tục xuất hiện khi vòng chung kết bắt đầu, bởi giờ này đã là quá muộn để sửa chữa.

Cái thời mà một cầu thủ đưa đội tuyển của mình tới chiến thắng như Eusebio 1966 hay Diego Maradona 1986 đã qua từ lâu, chiến thuật hiện đại ngày càng hạn chế điều đó xảy ra hơn bao giờ hết. Chúng ta có thể đoán được điều gì sắp xảy ra cho Lionel Messi của Argentina tới đây, và đó cũng sẽ là viễn cảnh mà Cristiano Ronaldo và BĐN phải đối mặt. Ronaldo hoàn toàn có thể vượt qua nhờ vào sự xuất chúng của cá nhân mình, nhưng vượt qua trong bao nhiêu trận đấu lại là một vấn đề khác.

Vì thế mà gánh nặng của Ronaldo lại càng lớn hơn nữa. Không chỉ phải ghi bàn, anh còn phải khỏe, lành lặn cho tới hết giải. Giây phút Ronaldo ngã xuống có thể sẽ là giây phút BĐN chấm dứt hành trình World Cup.

Theo TTVH

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X