Thứ Năm, 28/03/2024Mới nhất
Zalo

Bồ Đào Nha bại trận vì Ronaldo .... quá giỏi

Thứ Ba 17/06/2014 10:21(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Rất nhiều người đã chỉ trích Ronaldo thi đấu yếu kém khiến Bồ Đào Nha đại bại, nhưng nếu anh không ra sân mọi chuyện có thể còn tệ hơn.

Giống Franck Ribery, Cristiano Ronaldo đến World Cup 2014 với nhiều vết bầm dập trên cơ thể - hậu quả của việc căng sức thi đấu liên tục trong suốt một mùa giải khắc nghiệt cùng Real Madrid. Tuy nhiên trong khi ngôi sao người Pháp ngồi ngoài ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, thì CR7 vẫn nói vui: "Tôi chưa thể đạt 110% phong độ mà mới chỉ dừng ở mức 100%, nhưng chừng đó cũng đủ để đá với Đức rồi".

bồ đào nhà
Ronaldo bất lực trước ĐT Đức 

Câu nói của Ronaldo làm người ta hiểu ra 2 vấn đề: Một là, siêu sao người Bồ luôn cho rằng anh là số một. Và hai là, CR7 thừa biết nếu không có anh Brazil châu Âu rất có thể sẽ vỡ vụn trước những người Đức. Kết quả là cả 2 điều trên đều ứng nghiệm trong thảm bại kinh hoàng của người Bồ. Đúng, Cristiano Ronaldo vẫn luôn là số một, bằng pha chích mũi giày chọc khe cho Hugo Almeida phút thứ 4, bằng cú đại bác từ cự ly 35m những phút cuối trận, và cả bằng màn tranh cãi nảy lửa đòi 11m của anh sau khi Eder bị ngã. Cá tính ấy, tố chất ấy chỉ có thể có ở những siêu sao hàng đầu.

Và đúng là nếu thiếu Ronaldo, Bồ Đào Nha chẳng là gì khi đặt lên bàn cân so sánh với ĐT Đức. Thực tế, chân sút của Real Madrid vẫn hiện diện đủ 90 phút thi đấu nhưng ngoài một cú dứt điểm ngay đầu trận từ góc hẹp và một cú sút phạt cuối trận khi tình thế đã an bài, người ta chẳng rõ cựu cầu thủ Man Utd đã ở đâu.

Ronaldo rất giỏi, Ronaldo luôn là ngôi sao số 1 ở tất cả những đội bóng mà anh khoác áo, nhưng Ronaldo vẫn có điểm yếu. Trận thua tan nát trước ĐT Đức đã một lần nữa chỉ ra rằng CR7 chỉ thực sự nguy hiểm khi anh sung mãn nhất. Siêu sao 29 tuổi chưa bao giờ đóng vai một cầu nối, một "chim mồi" trong đội hình. Anh luôn muốn tự tay kết thúc mọi đường lên bóng, tự tay giải quyết mọi vấn đề bằng thể lực, bằng sức mạnh như một con robot của mình.

Nhưng nếu "sức mạnh của robot" không còn, nếu trên sân chỉ là một thương binh, một bóng ma vật vờ và vô hồn, Ronaldo sẽ "tắt điện", sẽ nổi nóng, sẽ kỳ kèo để đòi bằng được một quả phạt đền không rõ ràng. Bi kịch của chàng trai sinh ra ở Madeira đêm qua thậm chí còn lớn hơn cả chuyện "trên bảo dưới không nghe". Những đồng đội khác của anh ở Bồ Đào Nha luôn coi anh là điểm kết thúc của mọi đường bóng, và trong đầu họ luôn chỉ có một ý nghĩ "hãy chuyền bóng cho Ronaldo", để rồi sự tin tưởng quá mức ấy đã làm hỏng cả trận ra quân của Selecao.

Nếu như trong tình huống ngay phút thứ 7, xuất phát từ sai lầm của Philipp Lahm, Hugo Almeida không có ý nghĩ ấy mà mạnh dạn cầm bóng và đi thêm vài nhịp (thậm chí dứt điểm), rất có thể lưới của Manuel Neuer đã rung lên.

Suy cho cùng, tất cả cũng đều bắt nguồn từ chuyện Bồ Đào Nha luôn quá tin tưởng vào khả năng của Ronaldo, luôn nghĩ rằng chỉ cần anh ra sân là sẽ làm được hết mọi chuyện. Dù Paulo Bento đã khẳng định "có Ronaldo chưa chắc có chiến thắng", nhưng những học trò của ông, những Almeida, Moutinho, Veloso... lại không cho là điều ấy đúng.

Cái thời mà một "siêu nhân" dẫn dắt một tập thể đi tới thành công như Diego Maradona ở World Cup 1986 đã qua từ rất lâu rồi. Và nếu Ronaldo cứ quá giỏi, quá nổi bật hơn so với phần còn lại như thế này, người phải chịu bi kịch sau cùng sẽ mãi vẫn là anh mà thôi.

Theo VTC

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X