Thứ Bảy, 23/11/2024Mới nhất
Zalo

Bình luận: Đội hình 4-2-3-1 sẽ là chìa khoá thành công cho ĐT Đức?

Thứ Sáu 04/07/2014 16:44(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 ĐT Đức đang vấp phải rất nhiều những hoài nghi về khả năng của mình sau những trận đấu đầy trục trặc gần đây mà điển hình là trận đấu với Algeria ở vòng 1/8. Đối mặt với một ĐT Pháp đang được đánh giá rất cao, liệu đâu sẽ là giải pháp để thầy trò HLV Joachim Loew có thể giành tấm vé đi tiếp vào vòng bán kết?

Trái với khởi đầu như mơ với trận đại thắng Bồ Đào Nha 4-0, Cỗ xe tăng Đức ít nhiều đã cho thấy những dấu hiệu bất ổn trong khâu vận hành khi liên tiếp có những màn trình diễn trước các đối thủ được cho là dưới cơ. Họ hoà Ghana khi đã dẫn trước 2-0, chỉ thắng sát nút Mỹ sát nút 1-0 và chật vật vượt qua Algeria sau 120 phút thi đấu

Sự thật là Đức không thiếu những cầu thủ tài năng, vấn đề ở chỗ họ sẽ vận dụng sơ đồ chiến thuật nào để phát huy tối đa nguồn lực dồi dào mà mình đang có. Liệu một sự thay đổi từ đội hình 4-3-3 với bộ ba tiền đạo ảo sang 4-2-3-1 quen thuộc có đem lại sự khác biệt trong lối chơi cho ĐT Đức?

Philipp Lahm và nỗi lo phòng ngự

Có thể thấy rằng đội trưởng của ĐT Đức đang có một kỳ World Cup không như ý tính tới thời điểm này. Được HLV Joachim Loew đẩy vào đá tiền vệ phòng ngự giống như ở Bayern Munich, nhưng Lahm thường xuyên có những pha chuyền về bất cẩn hoặc những pha mất bóng “chết người” khiến khung thành của Manuel Neuer không ít lần bị đặt vào tình trạng báo động

Những con số thống kê cũng cho thấy Lahm đã thi đấu không hiệu quả ở vị trí này. Trong 4 trận đấu đã qua, anh có tổng cộng 12 pha phá bóng nhưng chỉ đạt tỷ lệ thành công 50%, chỉ có 1 pha cản phá và 1 pha can thiệp vào tình huống nguy hiểm. Thậm chí anh còn phạm 2 sai lầm nghiêm trọng và 1 trong số đó đã được chuyển hoá thành bàn thắng trong trận đấu với Ghana

 

Thi đấu cùng một vị trí nhưng Lahm lại thể hiện hai bộ mặt khác nhau ở CLB và ĐTQG, có thể lý giải rằng anh đã gặp phải vấn đề về tâm lý bởi sân chơi World Cup khác hoàn toàn với những giải đấu hàng năm ở cấp CLB, kỳ vọng và sức ép đều lớn hơn, nhất là với những người đeo băng thủ quân như Lahm. Anh không phải là mẫu đội trưởng cổ điển của Đức như Franzk Beckenbauer, Lothar Matthaus hay Michael Ballack, những người cũng chơi ở vị trí “máy quét” và có thể hô hào đồng đội thi đấu và vực dậy tinh thần cho toàn đội bằng "chất thép" của mình

Hơn nữa, xét trên khía cạnh chuyên môn, việc được giao toàn bộ trọng trách phòng ngự là quá nặng nề với một cầu thủ có thể hình khiêm tốn như Philipp Lahm. Kinh nghiệm của một một hậu vệ không thể bù đắp được sự thua kém về thể lực, thể hình khi so sánh giữa Lahm và các đối thủ. Dễ dàng nhận thấy Lahm luôn gặp khó khăn khi đối đầu với những đội bóng có lợi thế về cơ bắp như Ghana, Mỹ hay Algeria. Việc thi đấu dưới thời tiết nóng và độ ẩm cao cũng là một nguyên nhân bởi nó bào mòn sức lực của các cầu thủ một cách khủng khiếp, đặc biệt là những người có nhiệm vụ phòng ngự

Trái lại, khi chuyển sang đá 4-2-3-1 và Lahm được trả về vị trí hậu vệ phải sở trường, bộ máy của Đức sẽ hoạt động nhịp nhàng hơn rất nhiều, ít nhất là ở hàng thủ. Khi được trả về vị trí bên hành lang phải, Lahm sẽ gần như phát huy được tối đa những phẩm chất mà mình có. Khả năng đeo bám dẻo dai, những pha cắt bóng đầy kinh nghiệm và khả năng hỗ trợ tấn công cực tốt (điều cũng đã bị hạn chế khi Lahm đá giữa) sẽ là những gì mà ĐT Đức được hưởng lợi từ Lahm khi chơi với đội hình mới

Sơ đồ chiến thuật Đức áp dụng tại World Cup 2010

Ở tuyến giữa, Đức hoàn toàn có thể chơi với cặp tiền vệ trung tâm Bastian Schweinsteiger và Sami Khedira. Cặp đôi này đã chơi cực kỳ ăn ý với nhau ở World Cup 2010 và “bắt chết” Lionel Messi, giúp ĐT Đức có chiến thắng đậm đà 4-0 trước đối thủ nhiều duyên nợ Argentina. Rõ ràng ở mặt trận phòng ngự, Đức đã có hai lớp lá chắn cực kỳ vững chắc để đối phó với hàng công đang vào phom của ĐT Pháp

Sự trở lại của “số 9” đích thưc trên hàng công

Mặc dù Thomas Mueller đã ghi tới 4 bàn tại World Cup lần này nhưng vẫn không thể phủ nhận chiến thuật “tiền đạo ảo” với bộ bao Mueller – Oezil – Goetze của HLV Joachim Loew vẫn chưa phát huy tác dụng thật sự.

3 trong số 4 bàn thắng của Mueller đến từ trận đấu với Bồ Đào Nha, khi mà Pepe đã bị đuổi và người Bồ chỉ còn biết chống cự trong tình cảnh thiếu người từ quá sớm. Bàn thắng còn lại của tiền đạo Bayern Munich cũng được ghi trong trận đấu với ĐT Mỹ, một trận đấu không quá căng thẳng khi cả Đức và Mỹ gần như đã chắc suất đi tiếp. Còn trong khi Đức gặp khó khăn như trận hoà với Ghana hay trận đấu với Algeria, Mueller đã hoàn toàn bất lực trong việc tìm đường vào cầu môn

 

Còn với Oezil, tiền đạo cánh cũng không phải là vị trí sở trường của anh, và có thể thấy ngoài pha lập công nâng tỷ số lên 2-0 trong trận đấu với Algeria, ấn tượng của Oezil trong những trận đấu còn lại của ĐT Đức là rất nhạt nhoà. Oezil vốn là mẫu cầu thủ ưa kiến thiết và không quá xuất sắc trogn việc ghi bàn, vì thế dễ hiểu khi tỷ lệ sút bóng chính xác của tiền vệ Arsenal chỉ đạt 67%. Trong khi đó Goetze lại tỏ ra quá cá nhân và không phối hợp nhiều với các đối tác còn lại trên hàng công mà ưa tự mình đột phá

Nếu như Đức chơi với sơ đồ 4-2-3-1, Klose chắc chắn sẽ là lựa chọn số một cho vị trí tiền đạo cắm của Die Mannschaft. Dù đã bước sang tuổi 36 nhưng bản năng săn bàn của tiền đạo gốc Ba Lan vẫn rất nhạy bén. Chỉ vào sân vỏn vẹn 20 phút cuối trận gặp Ghana như Klose cũng đã kịp có cho mình một bàn thắng và cứu cho Đức khỏi một trận thua bẽ bàng. Với cái duyên ghi bàn ở World Cup, chẳng có lý do gì các CĐV không đặt hy vọng Klose sẽ lại một lần nữa lộn santo trên sân Maracana huyền thoại đêm nay

 

Ở bên dưới Klose sẽ là các vệ tinh hỗ trợ đắc lực cho anh với Schurrle hoặc Goetze ở cánh trái, Mueller cánh phải và Ozil hoặc thậm chí là Toni Kroos ở vị trí hộ công. Rõ ràng chơi với sơ đồ 1 tiền đạo cắm, các vị trí còn lại của ĐT Đức trên hàng công được trả về vị trí sở trường và có thể linh hoạt đảo vị trí cho nhau nếu cần thiết

Có thể thấy với sự trở lại của “số 9” truyền thống Klose cùng với dàn tiền vệ tấn công chất lượng “tiếp đạn” ngay đằng sau, sức tấn công của ĐT Đức chắc chắn sẽ được tăng cường hơn hẳn. Và thực tế, đô chắc chắn của hàng phòng ngự Pháp vẫn chưa hoàn toàn được kiểm chứng bởi Gà trống Gaulois chưa phải gặp một đối thủ nào quá sừng sỏ. Biết đâu đấy, hàng công của Đức sẽ tìm ra những yếu điểm và khuất phục đội bóng áo lam thì sao?

Kết luận

Nói tóm lại, mọi việc vẫn ở chỉ ở trên lý thuyết, nhưng cũng không phải là không có căn cứ để tin rằng sơ đồ 4-2-3-1 sẽ đem lại thành công cho người Đức đêm nay. Die Mannschaft đã từng rất thành công với sơ đồ chiến thuật này ở Euro 2008 và World Cup 2010, nên tất cả có quyền hy vọng vào một màn trình diễn tích cực của các học trò HLV Joachim Loew. Nếu như vượt qua Pháp đêm nay, đó sẽ là một cú hích tinh thần cực lớn, còn nếu không, đây sẽ là một kỳ World Cup đáng quên với người Đức

Thế Hưng

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X