Thứ Năm, 25/04/2024Mới nhất
Zalo

Ai đủ sức tạo bất ngờ tại World Cup?

Thứ Năm 29/05/2014 15:20(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Điều làm nên sự hấp dẫn tuyệt đỉnh của bóng đá chính là yếu tố bất ngờ. Chính điều này đã biến bóng đá thành môn thể thao Vua, làm mê hồn hàng tỉ CĐV. Mà World Cup chính là mảnh đất mầu mỡ của sự bất ngờ. Chúng ta đang háo hức chờ đợi những bất ngờ đó tại Brazil mùa Hè này.

YẾU TỐ BẤT NGỜ TẠI WORLD CUP 2014

Đại diện của 5 lục địa khác nhau góp mặt ở vòng tứ kết World Cup 2002! Với Senegal, Hàn Quốc, và Mỹ, lọt vào Top 8 đội mạnh nhất thế giới là thành tích quá mỹ mãn. Nhưng tất cả vẫn chưa sánh được với Thổ Nhĩ Kỳ khi giành hạng Ba chung cuộc. Có thể khẳng định, World Cup 2002 là kỳ World Cup có nhiều bất ngờ nhất trong lịch sử.

Song, “bất ngờ” suy cho cùng cũng chỉ là một khái niệm đầy tính ước lệ. Lại còn có bất ngờ khách quan hay chủ quan nữa. Ví dụ Hàn Quốc lần lượt qua mặt Italia và TBN để vào bán kết World Cup 2002 nhờ sai lầm của trọng tài.

 

Ở World Cup 2014, 2 trong số 4 đội Thụy Sĩ, Ecuador, Pháp, Honduras ở bảng E sẽ vào vòng 1/8, nơi họ sẽ gặp 2 trong 4 đội ở bảng F là Argentina, Bosnia, Iran, Nigeria. Trừ Pháp và Argentina, 2 đội còn lại đương nhiên là đã “hoàn thành chỉ tiêu” ở thời điểm ấy.  Nếu Pháp và Argentina gặp nhau thì cặp còn lại ở nhánh này sẽ có một đội vào tận tứ kết, và đấy hẳn nhiên là một bất ngờ. Bất ngờ có thể tiên đoán! Lần đầu tiên dự giải, Bosnia đang có khả năng làm nên chuyện lớn!

Tương tự, 2 trong 4 đội Bỉ, Algeria, Nga, Hàn Quốc sẽ không khó hoàn thành chỉ tiêu vượt qua bảng H. Cũng vậy đối với 2 trong 4 đội ở bảng C là Colombia, Hy Lạp, BBN, Nhật. Ngược lại, xét về tầm vóc tên tuổi thì ít nhất một 1 trong 3 đội mạnh ở bảng D là Uruguay, Anh, Italia sẽ bị loại, và đấy cũng là bất ngờ “hiển nhiên”.

Xét về thực lực cũng như phong độ gần đây, Đức, BĐN, Ghana, Mỹ ở bảng G đều xứng đáng góp mặt ở vòng 1/8. Nhưng sẽ có 2 đội bị loại. World Cup là một trò chơi bất công, quá nặng tính may rủi! Một phần vì may mắn, một phần vì thuận lợi trong chặng đường tiếp theo, và phần chính đương nhiên là họ cũng có thực lực không tồi, các đội Bỉ, Bosnia, Thụy Sĩ rất dễ trở thành “Ngựa ô” tại World Cup này. Ngược lại, dù Mexico, Croatia hay Cameroon đi tiếp (cùng Brazil ở bảng A), họ cũng gần như “hết cửa” khi gặp Hà Lan hoặc TBN ngay vòng kế tiếp. Các đội trung bình - khá ở bảng C sẽ bị chặn đứng bởi 2 trong 3 đội mạnh từ bảng D.

Trừ Australia (chung bảng với Hà Lan và TBN, coi như sớm tắt hy vọng), các đại diện còn lại của châu Á là Nhật, Iran, Hàn Quốc đều có thể vượt qua vòng bảng. Iran khó nhất, nhưng nếu thành công bước đầu (xếp trên Bosnia và Nigeria) thì họ sẽ thuận lợi trong trường hợp tránh được Pháp ở vòng 2.

BÓNG ĐÁ CHÂU PHI KHÔNG CÒN KHẢ NĂNG GÂY SỐC

“Bất ngờ châu Phi” bắt đầu nở rộ từ World Cup 1982, khi Algeria thắng Đức 2-1 ngay trận ra quân và chỉ bị loại khỏi vòng 2 vì Đức và Áo “bắt tay nhau”. Cũng tại giải ấy, Cameroon dừng chân sau vòng bảng dù không thua trận nào. Từ đó trở đi, ấn tượng châu Phi ở đấu trường World Cup ngày càng lớn.

Marocco thành công tại World Cup 1986. Cameroon oanh liệt ở World Cup 1990. Nigeria ra mắt mỹ mãn tại World Cup 1994. Rồi Nigeria tiếp tục thành công tại World Cup 1998 và đến World Cup 2002 thì “tân binh” Senegal gây bất ngờ chấn động.

Nhưng trong 2 kỳ World Cup gần đây, dấu ấn của bóng đá châu Phi đã nhạt hẳn. Trong 6 đại diện châu Phi góp mặt tại World Cup 2010, có đến 5 đội bị loại ngay sau vòng bảng, 3 đội đứng chót bảng, riêng Nam Phi trở thành đội chủ nhà đầu tiên trong lịch sử World Cup không vượt qua được vòng 1.

Bây giờ chẳng ai chủ quan khi gặp các đội châu Phi nữa. Mặt khác, đa số cầu thủ châu Phi giờ đang chơi bóng ở châu Âu và ai cũng biết họ tường tận. Về chuyên môn, lối chơi ngẫu hứng “kiểu châu Phi” gần như không còn chỗ đứng trong bóng đá hiện đại, khi mà kỷ luật chiến thuật ngày càng trở nên quan trọng.  Do phải quyết liệt cạnh tranh chỗ đứng, các ngôi sao châu Phi bây giờ phải tập trung toàn bộ tinh thần cũng như khả năng ở CLB. Họ thường dự World Cup trong tình trạng không còn thể lực tốt nhất.

Đã vậy, các nhược điểm cố hữu của bóng đá châu Phi như tổ chức kém, tính ổn định không cao, không ăn ý, HLV bản xứ không giỏi... thì vẫn còn nguyên. Về mặt chính trị, xã hội, các nước Tây Âu bây giờ luôn mở rộng cửa để các tài năng châu Phi khoác áo ĐTQG của họ. Có quá nhiều chi tiết bất lợi như thế, bóng đá châu Phi thật khó gây được tiếng vang lần nữa ở đấu trường World Cup.

Sẽ có tân vô địch?
Tỷ lệ cược là 1/5 cho câu trả lời “Không” (đặt 5 ăn 1 nếu đoán đúng rằng không có nhà vô địch mới) và 7/2 cho câu trả lời “Có” (đặt 2 ăn 7 nếu đoán đúng rằng sẽ có một đội lần đầu lên ngôi vô địch). Cần nhắc lại: có 8 đội từng vô địch World Cup là Uruguay, Italia, Đức, Brazil, Anh, Argentina, Pháp, TBN). Nếu tỷ lệ cược nêu trên được áp dụng cho World Cup 2010 thì kèo dưới (tức câu trả lời: Có nhà vô địch mới) đã thắng từ trước khi bóng lăn trong trận chung kết. Khi ấy, cả TBN lẫn Hà Lan đều chưa bao giờ đăng quang, nghĩa là World Cup chắc chắn có “tân vô địch”.

Theo Bongdaplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X