Phân biệt chủng tộc tại World Cup 2018: Vấn nạn nhức nhối của người Nga

Hơn nửa tháng nữa, World Cup 2018 sẽ khởi tranh nhưng nước Nga vẫn còn quá nhiều việc phải làm, tiêu biểu như nạn phân biệt chủng tộc trong khi thời gian còn lại quá ít.

Mối lo phân biệt chủng tộc
 

Tiền đạo người Brazil, Hulk từng có 4 năm khoác áo Zenit St Petersburg tới Trung Quốc năm 2016 tiết lộ rằng anh chịu nạn phân biệt chủng tộc "gần như trong mọi trận đấu" ở Nga. Năm 2013, Yaya Toure từng bị đám đông CĐV CSKA Moscow xúc phạm, giễu cợt với những âm thanh nhại tiếng khỉ trong một trận đấu tại Champions League.
 
Phân biệt chủng tộc tại World Cup 2018 Vấn nạn nhức nhối hình ảnh
Yaya Toure từng là nạn nhân của phân biệt chủng tộc khi tới Nga làm khách trong khuôn khổ Champions League.

Ngay trước thềm World Cup 2018, Liên đoàn Bóng đá Nga bị phạt 22.000 euro vì hành động mang tính phân biệt chủng tộc của các CĐV trong trận giao hữu với ĐT Pháp hồi tháng Ba. Nạn phân biệt chủng tộc trong bóng đá vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi nhưng tại Nga vẫn là phổ biến nhất, bởi những hội nhóm có tư tưởng cực đoan được thành lập công khai núp dưới danh nghĩa cổ động viên bóng đá.
 
Nga - chủ nhà World Cup 2018 - có quá nhiều nỗi lo trước thềm giải đấu. Đó là những vấn đề to lớn liên quan đến chính trị, sự tẩy chay, chống doping, lời đe dọa của chủ nghĩa khủng bố, chống bạo lực,... 
 
Đống bộn bề đó khiến giới chức Nga không thể tập trung giải quyết vấn đề "quen thuộc" với bóng đá nước này: Nạn phân biệt chủng tộc. Các đội tuyển cũng như người hâm mộ phải tự bảo vệ mình trước những cuộc tấn công của những "gã đầu trọc".
 
ĐT Anh thậm chí còn ra cẩm nang hướng dẫn cho cầu thủ cách tự bảo vệ mình khi đến Nga hè này. HLV Gareth Southgate lường trước được vấn đề: "Chúng tôi phải làm việc với các cầu thủ về cách hỗ trợ lẫn nhau nếu có tình huống như vậy diễn ra".
 
CDV qua khich Nga tung gay nen vu au da noi tieng o Euro 2016.
CĐV quá khích Nga từng gây nên vụ ẩu đả nổi tiếng ở Euro 2016.

Nỗi lo của người Anh chẳng phải thiếu cơ sở bởi tại Euro 2016, đám đông quá khích Nga đã chỉ đích danh người hâm mộ Anh để gây sự. Những kẻ quá khích đến từ Nga khiêu khích người Anh rằng "chúng bay quá béo" hay "quá già, chỉ biết say mèm", đi kèm với đó là vụ ẩu đả ở Marseille mà người xứ ăng lê chịu phần thiệt.

CĐV quá khích Nga dọa giết những người hâm mộ đồng tính Anh
Cộng đồng giới tính thứ ba của Anh đang e ngại việc đến cổ vũ World Cup 2018 khi bị các CĐV quá khích của Nga dọa giết.
 

Sự lo ngại của người da màu
 

Với các đội tuyển, sự lo ngại của họ không quá lớn bởi dẫu sao các cầu thủ vẫn được hỗ trợ tối đa, được đảm bảo về mặt an ninh. Nhưng các cổ động viên, đặc biệt là người da màu phần lớn không có được sự đảm bảo đó mà chỉ có thể tự tìm cách bảo vệ mình.

Điều đó tạo nên tâm lý e dè cho người hâm mộ da màu khi nghĩ tới việc đến Nga cổ vũ World Cup 2018. Joseph Guthrie, một cây viết và nhạc sĩ tự do tại London, cũng là fan của Man Utd chia sẻ trên Independent: "Sự phân biệt chủng tộc đặc hữu trong các hội nhóm cổ động viên bóng đá ở Nga khiến tôi không thể tới đó theo dõi các trận đấu".
 
"Là người đồng tính da màu, tôi lo ngại về hoàn cảnh chính trị, xã hội ở Nga. Cá nhân tôi không cảm thấy an toàn ở Nga trừ khi họ chấp nhận thay đổi quan điểm về phân biệt chủng tộc và đồng tính".
 
Joseph Guthrie khong dam du World Cup 2018 vi e ngai nan phan biet chung toc.
Joseph Guthrie không dám dự World Cup 2018 vì e ngại nạn phân biệt chủng tộc.

Joseph đã theo dõi về nạn phân biệt chủng tộc cũng như kỳ thị đồng tính trong không khí bóng đá Nga nhiều năm. Nhưng người đàn ông này chỉ thực sự cảm nhận thấy độ cực đoan của một bộ phận cổ động viên Nga sau khi viết bài về Zenit Landskrona, một nhóm cực đoan của CLB Zenit St Petersburg. Nhóm này từng có tuyên bố khét tiếng rằng không muốn Zenit chiêu mộ cầu thủ "da đen hoặc đồng tính".
 
Ngay hôm sau, thông tin cá nhân của Joseph cũng như hình ảnh con gái mới sinh được lan truyền trên Stormfront, một trang web nổi tiếng của những kẻ có tư tưởng cực đoan như "siêu xã hội người da trắng" hay "phát xít mới".

Mica, một cổ động viên bóng đá, cũng là game thủ đến từ Shoreditch cũng bày tỏ sự lo ngại về nạn phân biệt chủng tộc ở World Cup 2018: "Tôi thấy phân biệt chủng tộc trong bóng đá là vấn đề toàn cầu nhưng chưa được quan tâm nghiêm túc. Tôi nghĩ FIFA nên ưu tiên cho vấn đề này khi tổ chức World Cup tại Nga".
 
"Thực ra không chỉ ở Nga, vấn đề này cũng thực sự nghiêm trọng ở Trung Đông, ngay cả một số nơi ở châu Âu như trường hợp khi Chelsea tới làm khách ở Paris. Nó cũng là vấn đề lớn của thể thao nói chung. Tôi đã có mặt trong một trận banh nỉ của Wimbledon, khi Serena sắp thua Heather Watson, một bộ phận người trên khán đài bắt đầu giả tiếng khỉ kèm theo sự chế giễu".

Phan biet chung toc co the dan toi cac vu au da bat cu luc nao neu khong duoc ngan chan kip thoi.
Phân biệt chủng tộc có thể dẫn tới các vụ ẩu đả bất cứ lúc nào nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Thách thức vẫn còn đó

Từ cuối năm ngoái, Chính quyền Nga bắt đầu tiếp xúc với các nhóm cổ động viên quá khích trên cả nước. Các chuyên gia an ninh được cử tới thương lượng "trong bầu không khí êm đẹp" để đảm bảo các nhóm có tiền sử quá khích sẽ không gây chuyện ít nhất cho đến khi World Cup 2018 kết thúc. Về cơ bản, phía Nga cho biết kết quả của những buổi làm việc rất lạc quan.
 
Trong một thông báo chính thức, người phát ngôn của FIFA khẳng định: "Cách tiếp cận của FIFA với vấn đề phân biệt chủng tộc là không khoan nhượng. Chúng tôi đã lên phương án để bầu không khí trong các sân vận động thực sự là ngày hội và tràn đầy sự tôn trọng".
 
"Còn với việc đảm bảo an ninh ở các địa điểm công cộng, FIFA hoàn toàn tin tưởng vào các phương án mà phía chủ nhà Nga chuẩn bị. Hiển nhiên, FIFA cũng giữ mối liên hệ thường xuyên với các bên liên quan để đánh giá mức độ rủi ro một cách liên tục để có phương án giải quyết".
 
Nuoc Nga con qua nhieu viec phai lam trong khi thoi gian con lai qua it.
Nước Nga còn quá nhiều việc phải làm trong khi thời gian còn lại quá ít.

Bất chấp những lời hứa hẹn từ phía chủ nhà Nga cũng như FIFA, nhiều người da màu vẫn còn e dè trong việc đặt vé dự World Cup 2018. Có trời mới biết được khi những gã mang tư tưởng cực đoan gặp nhau ở quán rượu nào đó, nốc ngà ngà say thì chuyện gì có thể xảy ra.
 
Đáng lo ngại rằng các nhóm holigan Anh đang bắt đầu liên lạc với nhau để "trả thù" cho những gì diễn ra tại Euro 2016. Một thành viên holigan Anh viết trên mạng xã hội Twitter: "Nhiều gã đang phát cuồng lên, không thể đợi đến World Cup nữa. Nó giống như thế chiến ba, bốn, năm, sau hay bảy vậy".

World Cup 2018 tại Nga: Quay cuồng giữa âm mưu và đe dọa
Điều gì đang xảy ra với World Cup 2018 khi Nga và phương Tây đối đầu căng thẳng trên mặt trận ngoại giao, đi kèm với đó là hàng loạt những mối đe dọa về an...
Như Đạt (TTVN)
 

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Mane sẽ bỏ lỡ World Cup 2022

Mane sẽ bỏ lỡ World Cup 2022

Theo L'Equipe, tiền đạo Sadio Mane sẽ không kịp bình phục dự World Cup 2022 cùng ĐT Senegal sau chấn thương đầu gối gặp phải mới đây.

Varane báo tin vui cho ĐT Pháp

Varane báo tin vui cho ĐT Pháp

Quá trình hồi phục chấn thương thuận lợi hơn nhiều so với dự kiến, trung vệ Raphael Varane hoàn toàn có thể kịp bình phục chấn thương để dự World Cup 2022.

Messi dính chấn thương

Messi dính chấn thương

Lionel Messi đã dính chấn thương gót chân và không có tên trong danh sách đăng ký thi đấu của PSG ở cuộc đối đầu Lorient tại vòng 14 Ligue 1 2022/23.