Bóng đá châu Phi tại World Cup 2018: Nỗi buồn lục địa đen

Việc tất cả đại diện của bóng đá châu Phi tại World Cup 2018 bị loại ngay sau vòng bảng một lần nữa cho thấy ước mơ vươn tới đỉnh cao của lục địa đen vẫn còn quá xa vời.

Nỗi buồn lục địa đen

Năm 1977, "vua bóng đá" Pele từng trổ tài dự đoán rằng châu Phi sẽ có một đại diện giành ngôi vô địch vào... năm 2000. Mười tám năm trôi qua, ai cũng hiểu Pele lại một lần nữa dự đoán sai bét, Cameroon (1990), Senegal (2002) và Ghana (2010) là những đại diện đến từ lục địa đen đi xa nhất trong lịch sử World Cup.
Buồn bã là cảm xúc chung của Senegal cũng như bóng đá châu Phi tại World Cup 2018.

Nhưng giới hạn cuối cùng của họ vẫn là tứ kết.
Chỉ sau lượt trận đầu tiên, 4 trong 5 đại diện của châu Phi thất bại. Senegal là đại diện duy nhất giành chiến thắng khi đánh bại Ba Lan. HLV Aliou Cisse thở phào nói rằng: "Cả châu Phi đang đứng sau chúng tôi".
Nhưng rốt cuộc, World Cup 2018 đánh dấu thất bại nặng nề đối với bóng đá châu Phi. Kết thúc vòng bảng, cả 5 đại diện của lục địa đen đều phải nói lời chia tay. Ai Cập, Ma-rốc và Tunisia thậm chí phải rời vòng bảng chỉ sau hai trận đầu tiên với kết quả toàn bại.
Nigeria và Senegal nuôi hy vọng lớn nhưng rồi cũng phải ra về trong nỗi thất vọng. Didier Drogba nói rằng đây là thành tích tệ hại nhất của cả nền bóng đá Phi châu kể từ năm 1982. Bóng đá châu Phi cho thấy họ vẫn giữ được sự đặc sắc trong lối chơi nhưng đó lại là rào cản để họ tiến về phía trước.
Senegal ra đi đau đớn, Châu Phi sạch bóng đại diện: World Cup kém sắc chút rồi!
Senegal cay đắng nhường vé vòng 1/8 cho Nhật Bản chỉ vì chỉ số fair-play gây tranh cãi, nhưng “Sư tử Teranga” vẫn cứ là niềm tự hào của Châu Phi, bất chấp lần...

Vì đâu nên nỗi?

Đó là câu hỏi chung của nhiều người khi chứng kiến sự thất thế của bóng đá châu Phi qua mỗi kỳ World Cup. Một lần nữa, câu hỏi đó được đào lên sau vòng bảng World Cup 2018. Vì sao bóng đá châu Phi chưa thể cạnh tranh sòng phẳng với những nền bóng đá châu Âu hay Nam Mỹ?
Sau vòng bảng, không còn đại diện nào của bóng đá châu Phi tại World Cup 2018.

Tiến sĩ Dan Plumley, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực Quản lý Thương mại Thể thao đến từ Đại học Sheffield Hallam (Anh) nhận xét: "Xuất hiện hiệu ứng tâm lý chung đằng sau màn trình diễn nghèo nàn khi nhìn vào các đội đến từ châu Phi tại World Cup 2018".
Phát biểu không mấy lạc quan của HLV Aliou Cisse đã chỉ ra một phần vấn đề. Chính các đội bóng Phi châu cũng không mấy lạc quan về khả năng của bản thân. Điều đó khiến họ không duy trì được sự tỉnh táo cần thiết ở những thời khắc quan trọng.
Có thể thấy một điểm chung giữa các đội bóng châu Phi tại World Cup 2018: Đó là lối chơi không giàu toan tính, bỏ lỡ nhiều cơ hội, thua ở những tình huống cố định cũng như những bàn phản lưới.
Sau trận thua Croatia, HLV Gernot Rohr thừa nhận rằng Nigeria thất bại bởi kém hơn đối thủ về các pha bóng chết. Chính xác hơn, các đội bóng châu Phi kém hơn các đối thủ ở tính kỷ luật trong những pha tổ chức phòng ngự, đặc biệt là các tình huống bóng chết.
Nigeria cũng như các đại diện của bóng đá châu Phi tại World Cup 2018 thường để lọt lưới với kịch bản khá giống nhau.

Senegal lẽ ra đã có thể đi tiếp nếu đánh bại được Nhật Bản trong trận gặp nhau trực tiếp. Họ đã hai lần vươn lên dẫn trước nhưng đều bị san bằng cách biệt khi để lộ ra nhiều khoảng trống ở hàng phòng ngự. 
Cách tổ chức phòng ngự thiếu chặt chẽ, cũng như không khai thác được những công nghệ mới áp dụng tại World Cup 2018 như VAR hay trái bóng Telstar 18 là một trong những nguyên nhân khiến các đội bóng Phi châu sớm phải rời giải đấu.
Trong cuốn "Soccernomics", hai tác giả Simon Kuper và Stefan Szymanski đề cập: "Để giành chiến thắng trong thể thao, bạn cần tìm kiếm, phát triển và nuôi dưỡng tài năng. Để làm được như vậy cần tiền bạc, kiến thức và một số loại cơ sở hạ tầng. Rất ít quốc gia ở châu Phi đáp ứng được". 

Mohamed Salah là cầu thủ ở đẳng cấp thế giới hiếm hoi của bóng đá châu Phi thời điểm hiện tại.
Phần lớn những đứa trẻ ở châu Phi tập luyện bóng đá ở các trường học hay trung tâm bóng đá không chuyên. Hướng dẫn cho đám trẻ cũng là những huấn luyện viên không có nhiều chuyên môn về bóng đá. Điều này khác hoàn toàn với những học viện đào tạo trẻ ở châu Âu, hay thậm chí là một số quốc gia Nam Mỹ.
Cũng vì thế mà nhiều cầu thủ châu Phi thiếu hụt kiến thức nền về bóng đá như vị trí, khái niệm chiến thuật,... Họ thường chơi dựa trên sức mạnh và bản năng. Điều đó khiến bóng đá châu Phi luôn mang lại sự hấp dẫn riêng trên sân cỏ nhưng thiếu đi những toan tính để vượt qua đối thủ khi cần thiết.

Xem thêm những bài viết khác trên Bongda24h.vn về bóng đá châu Phi tại World Cup 2018:


Như Đạt (TTVN)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục