Bản quyền World Cup 2018: Mềm nắn, rắn … sẽ buông?

Động thái cứng rắn tới phút chót của Đài truyền hình Việt Nam cho thấy họ đã sẵn sàng buông bản quyền World Cup 2018 sau khi không để đàm phán được mức giá hợp lý nhất.

Mềm nắn, rắn … sẽ buông?

VCK World Cup 2018 chỉ còn vài ngày nữa sẽ chính thức khởi tranh, tuy nhiên câu chuyện bản quyền của giải đấu này tại Việt Nam vẫn đang là một chủ đề nóng nhất hiện nay.

Theo nhiều nguồn tin, cho tới thời điểm này Việt Nam đang là nước cuối cùng không có bản quyền phát sóng giải đấu lớn nhất hành tinh mùa hè 2018. Điều này khiến không ít người hâm mộ tỏ ra hoài nghi về viễn cảnh lần đầu tiên không được trực tiếp theo dõi một kỳ World Cup trên tivi.

Lúc này đây, việc đàm phán hợp đồng mua bản quyền World Cup 2018 giữa VTV và đơn vị phân phối Infront Sports & Media đang đi vào ngõ cụt. Sát ngày bóng lăn tại nước Nga, phía bạn vẫn không tỏ ra sốt sắng trong việc chia sẻ bản quyền với Việt Nam.

Bản quyền World Cup 2018 Mềm nắn, rắn … sẽ buông hình ảnh
Trưởng ban Nguyễn Hà Nam thừa nhận VTV không sẵn sàng mua bản quyền World Cup 2018

Điều này đã được ông Nguyễn Hà Nam, Trưởng ban Thư ký Biên tập VTV thừa nhận: "Tôi khẳng định Đài Truyền hình Việt Nam luôn hết sức nỗ lực, hết sức thiện chí đàm phán với đối tác nhưng sẽ không bằng mọi giá mua bản quyền World Cup 2018, vượt khỏi khả năng tài chính của mình”.

Trước thái độ cứng rắn từ phía Infront Sports & Media, VTV cũng đã sẵn sàng buông World Cup 2018. Và việc VTV không mua bản quyền giải đấu bằng mọi giá khiến cơ hội để người hâm mộ bóng đá Việt Nam được thưởng thức một kỳ World Cup qua sóng truyền hinh đang ít dần đi, trừ khi hai bên ngồi lại với nhau để đồng ý một mức giá cuối.

VTV nói gì về việc mua bản quyền World Cup 2018?
Đại diện VTV thông tin đã đàm phán mua bản quyền World Cup từ hai năm trước nhưng vẫn chưa được do giá quá cao. Nhà đài sẽ cố gắng nhưng không mua bằng mọi giá.

Việt Nam khó mua bản quyền World Cup như các nước trong khu vực

Trong số 11 quốc gia tại Đông Nam Á thì cho tới lúc này, Việt Nam đang là quốc gia duy nhất chưa mua bản quyền World Cup 2018. Lý do duy nhất để lý giải cho vấn đề này chính là việc VTV không cân đối được chi phí phải bỏ ra cho World Cup 2018 với thu nhập có được từ các hoạt động quảng cáo xuyên suốt giải đấu.

Mặc dù không phải quốc gia có thu nhập bình quân đầu người (GDP) thấp nhất trong khu vực nhưng nhìn chung, mức sống tại Việt Nam vẫn còn khá thấp và NHM đã có thói quen thưởng thức World Cup qua các kênh truyển hình quảng bá (không mất phí).

Trong khi đó, chi phí mua bản quyền 64 trận đấu ở kỳ World Cup lần này lại là một số tiền quá lớn. Chính sự chênh lệch ‘một trời, một vực’ này khiến các nhà đài Việt Nam gặp không ít khó khăn trong việc đàm phán hợp đồng mua bản quyền các giải đấu lớn.

Nếu như mức giá bản quyền World Cup 2006 mà Việt Nam đã mua là 2 triệu USD , năm 2010 là 2,7 triệu USD và năm 2014 đã ‘lạm phát’ lên 7 triệu USD thì con số lần này nhỏ nhất được cho cũng là 7 triệu USD, cao hơn rất nhiều so với khoản tiền 3,5 triệu đô mà VTV sẵn sàng bỏ ra.

Nhìn lại các nước trong khu vực, chi phí để mua bản quyền giải đấu lần này còn lớn hơn rất nhiều. Thái Lan thông qua sự góp sức của các doanh nghiệp lớn tại nước này đã bỏ ra tới 1,4 tỷ baht (tương đương khoảng 43,7 triệu USD) để mua quyền phát sóng trọn vẹn 64 trận đấu trên đất Nga.

9 doanh nghiep Thai Lan gop tien mua ban quyen truyen hinh World Cup 2018.
Các quốc gia trong khu vực đều phải mua bản quyền World Cup 2018 với giá rất cao

Một quốc gia có chỉ số GDP hàng đầu Đông Nam Á là Singapore cũng phải bỏ ra tới 18,8 triệu USD để có được bản quyền World Cup 2018. Tuy nhiên, với mức sống cao của người dân tại đảo quốc Sư tử, chuyện ‘thu hồi vốn’ của các nhà đài ở Singapore không phải nhiệm vụ quá khó khăn.

Giống như các nước khác, mới đây tới lượt Malaysia cũng đã công bố bản quyền World Cup. Tuy nhiên, đài truyền hình quốc gia RTM của Malaysia chỉ mua được bản quyền 41/64 trận ở giải đấu này với mức giá 30 triệu RM (khoảng 10 triệu USD).

Nhìn vào các số liệu này mới thấy bên phân phối bản quyền đã đề nghị mức giá phải nói là ‘dễ chịu’ nhất cho Việt Nam, song chỉ trách là việc rất khó thu về số tiền 7 triệu đô la từ quảng cáo trong vòng một tháng diễn ra World Cup đã khiến nhà đài VTV không thực sự ‘mặn’ với World Cup.

‘Thu không đủ bù chi’ – đó là câu chuyện thường gặp trong kinh doanh. Và với một đơn vị đã được tự chủ tài chính như VTV, tất nhiên nhà đài này không hề muốn rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Và hệ quả là NHM bóng đá tại Việt Nam đành phải mòn mỏi ngóng chờ bản quyền World Cup 2018, khi mà số ngày đếm ngược cho tới lễ khai mạc giải đấu lớn nhất hành tinh lúc này chỉ còn là một chữ số.

Minh Long (TTVN)

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Mane sẽ bỏ lỡ World Cup 2022

Mane sẽ bỏ lỡ World Cup 2022

Theo L'Equipe, tiền đạo Sadio Mane sẽ không kịp bình phục dự World Cup 2022 cùng ĐT Senegal sau chấn thương đầu gối gặp phải mới đây.

Varane báo tin vui cho ĐT Pháp

Varane báo tin vui cho ĐT Pháp

Quá trình hồi phục chấn thương thuận lợi hơn nhiều so với dự kiến, trung vệ Raphael Varane hoàn toàn có thể kịp bình phục chấn thương để dự World Cup 2022.

Messi dính chấn thương

Messi dính chấn thương

Lionel Messi đã dính chấn thương gót chân và không có tên trong danh sách đăng ký thi đấu của PSG ở cuộc đối đầu Lorient tại vòng 14 Ligue 1 2022/23.