“When you walk through a storm…”, lời ca bỗng vang lên phá tan đi bầu không khí tang tóc, tất cả cổ động viên của cả chủ nhà lẫn đội khá
Bài hát đã không còn là của riêng CĐV Liverpool |
Có lẽ sứ mạng của bài hát đã đến từ khi được biểu diễn lần đầu tiên trong vở nhạc kịch Carousel, cái khoảng thời gian mà khi Thế chiến thứ 2 đã đi vào hồi tàn cuộc, khi mà chiến thắng và thất bại đã ngã ngũ, những nhà lãnh đạo còn đang mãi mê đối thoại chia chác, thì người dân, những người hứng chịu đau thương cảm thấy được an ủi phần nào bởi tiếng hát của nam danh ca Nettie Fowler. Để rồi sau đó, là hàng chục những ca sĩ nổi tiếng hát lại bài ca này để cổ động tinh thần cho một châu Âu rệu rã sau chiến tranh. Và khi mà nhóm Gery và the Pacemakers giới thiệu bản cover đến với những người con của Liverpool vào năm 1963, thì bài hát đã trở thành thánh ca đối với cổ động viên thành phố cảng nói riêng và của cả thế giới bóng đá nói chung. Bài viết xin bỏ qua việc phân tích lời bài hát, mà chỉ dành những cung bậc cảm xúc cho giai điệu, giai điệu mà nhà soạn nhạc Richard Rodgers khi hòa âm chắc cũng không nghĩ đến ngày được sử dụng một trong sân vận động để cổ vũ cho một trận đấu thể thao.
Bài ca bắt đầu bằng gam đô trưởng tươi vui, và chạy vòng hợp âm trưởng đầy hứng khởi và thân ái. Nó giống như cái cách mà cổ động viên Real Madrid chào đón những Kopites vào một trận đấu vòng bảng C1 tại sân Santiago Bernabeu, hay cái cách mà những cổ động viên của The Reds và Dortmund khoác vai nhau đầy thân ái tại Anfield trong trận đấu trước mùa giải 2014-2015. Rồi dần lên cao trào khi chuyển qua vòng rê thứ đầy tính hào sảng và cổ động, như cái cách mà những cổ động viên đầy phấn khích từ khán đài Kop của Anfield hoặc khán đài phía nam của Signal Iduna Park chào đón những chiến binh của mình trước khi bước vào một trận đấu. Để rồi sau đó là một nốt mi lạc nhịp vào cuối đoạn. Một nốt lạc nhịp rất đời, như lời của Tina Workman, một bệnh nhân ung thư đã bình luận bên dưới video quay lại màn trình diễn của dàn nhạc dưới sự dẫn dắt của nhạc sĩ người
Hà Lan - Andre Rieu miêu tả.
“Bài hát rất ý nghĩa đối với những người phải trải qua thời gian khó khăn trong cuộc đời”.
Từ bức tường vàng huyền thoại tại Signal Iduna Park |
Đúng vậy, nốt nhạc lạc điệu để cho chúng ta nhận thấy rằng, mọi thứ trong cuộc sống không bao giờ trơn tru và đồng điệu với nhau. Trong bóng đá cũng thế, đó là những lúc người dân thành Manchester rơi nước mắt xót thương trước sự ra đi của “những đứa con của Busby”, những người đã ra đi để lại một mình Bobby Charlton cô đơn cùng người cha Matt Busby của họ. Đó là khoảng thời gian 5 năm sống trong đau đớn và tủi nhục của bóng đá Anh sau khi bức tường Heysel sụp đổ, cướp đi cuộc đời của 39 con người yêu trái bóng tròn. Và cả sự tủi nhục đầy phẫn uất trong 23 năm mà 96 người con thành phố cảng phải chịu đựng khi bị hàm oan gây ra thảm họa Hillsborough.
Bóng đá là thế, cũng như cuộc đời, cũng như bài hát, luôn có những khoảng lặng đầy u buồn. Tuy nhiên như tinh thần thể thao bất diệt, giai điệu bài ca đã trở lại gam màu tươi sáng với chùm hòa âm pha trưởng đầy tính động viên và khích lệ, một cái nắm tay để vực dậy sau những cú vấp ngã. Như cái cách mà những Milanista và Madridista khoác vai nhau ca vang sân vận động Sansiro để cổ vũ nạn nhân Hillsborough sau ba ngày thảm họa. Hay cách mà những người đến sân Celtic’s Park đã hò reo bay bổng khi thủ tưởng David Cameron giải oan cho những linh hồn đầy oan ức.
Để rồi cuối bài, giai điệu trở lại với hợp âm đô trưởng và kéo theo những gam trưởng đầy niềm tin và hy vọng, bài hát trở nên cao trào và vỡ òa trong cảm xúc, một cảm xúc với vinh quang chiến thắng trước mọi khó khăn và nghiệt ngã, cảm xúc của những nỗ lực đã được đền đáp. Một cảm xúc vỡ òa đến rùng mình đối với những người cùng ca bài ca hy vọng.
Đối với nhiều người thì đây chỉ được biết đến là bài hát truyền thống của Liverpool, nhưng đối với tôi còn hơn thế, nó là bài ca thể hiện đầy đủ tinh thần tôn giáo túc cầu. Giai điệu đơn giản, ca từ không hoa mỹ nhưng lại mang tinh thần đoàn kết và đầy tính hào sảng, thể hiện một văn hóa cộng đồng đầy mạnh mẽ.
Đến những khán đài ngập sắc đỏ của Anfield |
“Tôi rất tiếc cho người đã khuất, nhưng ông thực may mắn khi được chết trên thánh địa của mình, trên vòng tay của người thân và trong lời ca tiễn biệt của những người bạn”.
Một cổ động viên đã chia sẻ như thế trên Youtube khi xem lại khoảnh khắc cuối trận đấu ngày 13/3. Đúng vậy, chúng ta chắc cũng có một chút ghen tị với cổ động viên trên, tuy nhiên đâu cần phải chết như thế kia mới là may mắn. Vì chúng ta biết rằng, trong mọi khoảnh khắc gục ngã trong cuộc đời và ngay cả lúc nhắm mắt lìa xa, thì sẽ có những người thân yêu luôn giúp đỡ chúng ta, luôn nhớ tới chúng ta, luôn đồng hành cùng chúng ta, để họ cho ta biết rằng “Bạn sẽ không bao giờ đơn độc”- YNWA