Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Tây Ban Nha trở thành cựu vương: Già néo đứt dây

Thứ Ba 28/06/2016 01:52(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h.vn) – Già ở đây không ám chỉ đội hình của Tây Ban Nha, bởi tuổi đời của họ còn trẻ hơn cả Italia, cũng chẳng phải nhằm vào HLV Vicente del Bosque dù ông nhiều hơn Antonio Conte tới gần 20 tuổi, mà là sự cằn cỗi trong lối chơi tiki-taka mà La Roja đã áp dụng, bởi nó đã chết ở Salvador cách đây hơn 2 năm.

► Tổng hợp thông tin mới nhất về VCK Euro 2016 và kết quả VCK Euro 2016.

Trên sân vận động Fonte Nova, Tây Ban Nha đã hoàn toàn bị Hà Lan với một sơ đồ chiến thuật 3-5-2 huỷ diệt với tỷ số 5-1. Sau quãng thời gian thống trị bóng đá thế giới từ năm 2008 đến 2012, thất bại trước “Cơn lốc màu da cam” đã đưa “Những chú bò tót” trở lại mặt đất. Người ta thấy một Tây Ban Nha hoàn toàn bất lực trong việc xuyên thủng hàng phòng ngự đông người của Hà Lan, đồng thời hệ thống pressing của họ cũng để lộ quá nhiều điểm yếu. Quả thực là tiki-taka từng giống như một cô gái đầy mơn mởn, nhưng hai năm là quãng thời gian quá dài đối với một triết lý chiến thuật và khi đó nó đã bước đến bên kia sườn dốc sự nghiệp.

Tay Ban Nha tro thanh cuu vuong Gia neo dut day hinh anh
Tây Ban Nha bị loại vì không thể thay đổi

Thảm bại trước Hà Lan và sau đó là Chile đã chỉ ra rất nhiều điểm yếu của tiki-taka, và nó lại hiện diện thêm vài lần nữa ngay trước cuộc tái đấu với Italia. Tuy nhiên, trận hoà không bàn thắng trước Romania, thất bại 0-1 trước nhược tiểu Georgia ngay trước thềm VCK EURO 2016 và mới nhất là trận thua 1-2 trước đội hình dự bị của Croatia vẫn chưa làm HLV Vicente del Bosque và các đồng nghiệp sáng mắt. Bởi đó đều là những trận đấu không có nhiều ý nghĩa, cho dù trận thua trước đội bóng kẻ ca-rô đã khiến Tây Ban Nha rơi xuống vị trí nhì bảng và đụng độ Italia ngay vòng 16 đội. Đừng quên rằng La Roja chỉ thắng được Thổ Nhĩ Kì và CH Czech, những đội bóng không thể kiếm nổi vé vượt qua vòng bảng.

Dân gian Việt Nam có câu “Già néo đứt dây” ý để ám chỉ rằng mọi thứ cũng chỉ có giới hạn của nó và bạn không thể gắng gượng tiếp tục được. Người Anh cũng có một câu thành ngữ tương tự như vậy: Young men may die, but old men must die. Với việc bóng đá thế giới đang chuyển mình hướng tới những hệ thống chiến thuật đề cao tính phòng ngự, với những phương án tấn công đa dạng, thì Tây Ban Nha vẫn trung thành với lối chiến thuật một kèo, tức là sử dụng những đường bóng ngắn và sệt, hầu như chẳng bao giờ tung ra những đường chuyền dài và bổng. Tỷ lệ chuyền dài của Tây Ban Nha ở trận này chỉ là gần 8%, quá ít để tạo ra sự đột biến.

Tay Ban Nha tro thanh cuu vuong Gia neo dut day hinh anh 2
Iniesta bị vô hiệu hoá hoàn toàn

Tác hại của nó đã được thể hiện hoàn toàn ở 90 phút tại Stade de France. Người ta luôn thấy cầu thủ áo trắng bị áp sát rất nhanh mỗi khi có bóng ở ngoài vòng cấm Italia, bởi lẽ khi Tây Ban Nha đưa được bóng đến gần khung thành của Buffon, 10 cầu thủ còn lại của Azzurri đã quây quần và sum họp lại với nhau ở đó. Thậm chí Eder dù là một tiền đạo nhưng cũng lùi về tận gần vòng cấm để tranh cướp bóng. Ý luôn nhỉnh hơn Tây Ban Nha về số người trong những khu vực trọng yếu. Một trong những thống kê cho thấy sự khác biệt đó là viêc Ý tạo ra tới 19 tình huống cắt bóng thành công ở trận này, nhiều hơn 11 lần so với đối thủ. Có tới 7 lần nó được thực hiện ở khu vực mà Iniesta và Jordi Alba thường xuyên tạo ra những tình huống phối hợp chết người.

Bên cạnh đó, mỗi khi đội tuyển Ý chơi pressing cao, Tây Ban Nha thường xuyên gặp khó khăn và khi đó họ buộc phải thực hiện những đường chuyền dài lên phía trên, nhưng Morata, Nolito và David Silva quá lạc lõng giữa bộ ba to cao của Azzurri, đó là Chiellini, Bonucci và Barzagli, để rồi họ để mất bóng đáng tiếc. La Roja chỉ kết thúc hiệp 1 với tỷ lệ kiểm soát bóng 52%, thấp nhất đối với họ trong nhiều năm qua,đã cho thấy rằng giờ đây họ thậm chí còn gặp khó khăn ngay từ phần sân nhà của mình.

Tay Ban Nha tro thanh cuu vuong Gia neo dut day hinh anh goc
Số tình huống cắt bóng của Italia vượt trội so với Tây Ban Nha

Mỗi khi đối phương pressing cao, Tây Ban Nha thường giải quyết bằng cách để Busquets đá lùi sâu còn cặp trung vệ Ramos và Pique được dạt sang hai cánh nhiều hơn, biến đội hình của họ trở thành 3-4-3. Thế nhưng đây là miếng bài quá cũ và HLV Antonio Conte đã quá không ngoan để ngăn chặn phương án này của đối thủ. Sơ đồ chiến thuật 3-5-2 của Ý thường xuyên biến thành 3-4-3 khi họ chơi pressing cao, với việc Giaccherini trở thành tiền đạo thứ ba, gây sức ép trực diện lên bộ ba Ramos, Pique và Busquets. Bằng chứng là trong hiệp 1, tiền vệ trụ của Barcelona chỉ tung ra được đúng 15 đường chuyền, quá ít so với một cầu thủ thường xuyên làm bóng như Busquets.

Hạn chế tầm nguy hiểm của Busquets, ngăn chặn các pha xẻ nách từ Fabregas hay Iniesta dành cho Jordi Alba, ĐT Ý đã đọc được hết bài vở từ lối chơi già cỗi của nhà đương kim vô địch. Người ta vẫn thường nói rằng không bao giờ nên thay đổi công thức của một đội bóng chiến thắng, nhưng đừng quên là Tây Ban Nha đã không phải đội bóng chiến thắng từ cách đây 2 năm. Và giờ thì Del Bosque phải ra đi và lối chơi của họ cũng sẽ phải thay đổi.

Video clip bàn thắng + highlight trận đấu Italia 2-0 Tây Ban Nha:


Tay Ban Nha tro thanh cuu vuong Gia neo dut day hinh anh goc 2
Thông số sau trận đấu Italia vs TBN

Hàn Phi
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Nếu muốn tóm tắt những vấn đề hàng thủ của Real Madrid trong giai đoạn đầu mùa giải này, chỉ cần nhìn vào những hành động của Aurelien Tchouameni và David Alaba sau những bàn thua trước Real Sociedad và Atletico Madrid (mặc dù bàn thắng của Takefusa Kubo không được công nhận vì lỗi việt vị).

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Giành được danh hiệu Community Shield không chỉ là cú huých về mặt tinh thần cho Arsenal trước khi bước vào mùa giải mới, mà còn là lời khẳng định về sự trưởng thành của họ trước chính Man City – bởi dưới thời Mikel Arteta, Pháo Thủ trước đây chỉ đúng 1 lần đánh bại được đoàn quân của Pep Guardiola.

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Ilkay Gundogan và Luka Modric là những tiền vệ mang tính biểu tượng của bóng đá đương đại. Trong bài viết trên The Guardian, cựu danh thủ Philipp Lahm nhận định cả 2 cầu thủ này đều là những chuyên gia quản trị rủi ro trên sân, từ đó cho phép họ tạo ra sự kiểm soát, tính ổn định và sự an toàn.

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vị trí và vai trò/chức năng thi đấu của John Stones được xem là một phát kiến bản lề của Pep Guardiola và góp phần khắc họa nên sự thành công vang dội của Man City trong mùa giải đã qua. Cũng chính Stones trở thành một nét chấm phá chiến thuật nữa trong trận chung kết Champions League tại Istanbul. Pep đã lại thay đổi trong trận chung kết, nhưng lần này ông đã giành chiến thắng.

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Đường cong pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Từ vòng 16 đội cho đến tứ kết Champions League mùa giải này, Man City của Pep Guardiola đều chạm trán những đại diện của nước Đức, lần lượt là RB Leipzig và mới đây là Bayern Munich. Lượt về trước Leipzig, City đả bại đối thủ 7-0. Và hồi giữa tuần qua cũng tại Etihad, Bayern trở thành nạn nhân mới nhất của City khi thất bại 0-3. Cả hai chiến thắng ấy đều có chung một dấu ấn chiến thuật đến từ Pep Guardiola: những pha di chuyển hình vòng cung bo hướng ra biên khi gây áp lực tầm cao. 

Xem thêm
top-arrow
X