Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Chiến thuật Bồ Đào Nha vs Wales: Tí hon “bóp” khổng lồ

Thứ Ba 05/07/2016 15:19(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Ngày mai, trận bán kết đầu tiên giữa Bồ Đào Nha vs Wales sẽ diễn ra trong sự tò mò của tất cả. Người ta đang muốn xem đoàn quân của Coleman sẽ còn làm nên những bất ngờ nào nữa.

Ưu thế của cửa dưới

Không khó để đoán ra kịch bản của trận Bồ Đào Nha vs Wales tại Parc de Lyon vào đêm mai. Nơi mà ở đó, 2 trong số những đội bóng thích chơi phòng ngự phản công gặp nhau. Seleccao chấp nhận vứt bỏ sĩ diện của một ông lớn để chấp nhận chơi thứ bóng đá xấu xí, dù họ không hề hợp với cách chơi ấy. Xứ Wales thì ngược lại, họ đang chơi hay hơn bao giờ hết. Nhưng nói gì thì nói, Ronaldo và các đồng đội vẫn được đánh giá là “cửa trên”. Không ai có thể tin là đội bóng đến từ bán đảo Iberia sẽ chơi thứ bóng đá co cụm khi trước mặt là một xứ Wales luôn bị coi là “tí hon” ở châu Âu. Kể cả khi Fernando Santos là một tín đồ của lối chơi “lầy” thì ông vẫn phải chỉ đạo các học trò kiểm soát trận đấu và chủ động tấn công.

Chien thuat Bo Dao Nha vs Wales Ti hon bop khong lo hinh anh
Xứ Wales không chỉ có Bale

Một trong những lý do lớn nhất giúp xứ Wales chơi tốt tại Euro 2016 là nhờ họ luôn vào sân với tâm thế của đội chiếu dưới. Lối chơi phòng ngự phản công với sơ đồ 3-5-2 trở nên cực kỳ hiệu quả. 3 trung vệ to cao án ngữ trước khung thành Hennessey. Đặc biệt 5 tiền vệ có xu hướng tranh chấp tay đôi tốt là chìa khóa giúp xứ Wales làm chủ phần sân nhà của mình. Thành tích thủng lưới 4 bàn trong 5 trận kể từ đầu giải đến nay là tương đối ấn tượng với một đội bóng không có nhiều cầu thủ xuất sắc như “Rồng đỏ”.

Không khó để giải mã Bồ Đào Nha

Về cơ bản Bồ Đào Nha thi đấu rất đơn giản, 4 tiền vệ của ông Fernando Santos không phải những mẫu cầu thủ có khả năng tổ chức trận đấu. Trong số này chỉ có tài năng trẻ Renato Sanchez được coi là có thể gây đột biến từ khả năng đi bóng và dứt điểm tương đối chất lượng. Thế nhưng điều đó là không đủ và không cần thiết dành cho hai mũi tấn công Ronaldo và Nani. Khả năng hai cựu cầu thủ M.U như nào thì ai cũng rõ. Họ không phải trung phong đích thực mà chỉ là những cầu thủ chạy cánh kéo vào. Ronaldo và Nani có điểm mạnh là khả năng di chuyển tương đối linh hoạt. Thế nhưng nhiệm vụ trên sân lại không rõ ràng, không ai làm nhiệm vụ làm tường hay quấy nhiễu để người còn lại tận dụng khoảng trống. Thay vào đó là dựa rất nhiều khả năng độc lập tác chiến của Nani và Ronaldo.

Chien thuat Bo Dao Nha vs Wales Ti hon bop khong lo hinh anh goc
Xứ Wales không khó để phong tỏa được lối chơi của Bồ Đào Nha

Thực tế cách chơi này của Bồ Đào Nha gần như bị các đội bóng khóa chặt kể từ đầu giải. Ngoài hiệp 2 với Hungary, các trận còn lại đều hết sức bế tắc. Vì thế họ sẽ gặp khó trước lối chơi tập thể gắn kết của xứ Wales. Cách đá 3-5-2 mà thực chất là 3-4-2-1 của ông Coleman luôn có một cự ly đội hình rất hợp lý. Hàng tiền vệ đông người luôn phong tỏa rất tốt các pha lên bóng của đối thủ. Hãy nhìn cách họ khóa chặt ĐT Bỉ với những ngôi sao đang ở phong độ cao như Hazard, De Bruyne, Lukaku, Carrasco, Mertens để thấy lối chơi của “Rồng đỏ” hiệu quả như thế nào.

Robson-Kanu, Bale, Ramsey là những lớp đánh chặn đầu tiên gây sức ép, trận đấu tới tiền vệ Arsenal vắng mặt bị treo giò nhưng đó không phải thảm họa. Xứ Wales vẫn sẽ duy trì được cách đá pressing của mình. 2 lớp đánh chặn phía trước khung thành Hennessy là đủ để phong tỏa hàng công không quá mạnh của Bồ Đào Nha.

Chien thuat Bo Dao Nha vs Wales Ti hon bop khong lo hinh anh goc 2
Hàng thủ Bồ Đào Nha không hề mạnh

Hàng thủ Bồ Đào Nha khó đứng vững

Bên cạnh hàng thủ đảm bảo sự an toàn bên phần sân nhà, xứ Wales đang cho thấy họ có hàng công rất hiệu quả. Không chỉ có Bale và Ramsey mà những cái tên khác như Vokes hay Robson-Kanu đều có thể lập công từ những đường phản công. Thủ thành Courtois của ĐT Bỉ là người thấm thía điều này hơn ai cả. Hàng thủ của Bỉ được đánh giá cao nhưng vẫn bị các học trò của Coleman chọc thủng lưới tới 3 lần thì e rằng bộ tứ vệ của Bồ Đào Nha khó đững vững. Nên nhớ ở trận gặp Ba Lan, họ bị thủng lưới ngay phút đầu vì sơ hở bên cánh của Soares. Cặp hậu vệ cánh dâng cao thích tấn công, cặp trung vệ tương đối vụng về chậm chạp là những điểm yếu chết người của Seleccao. Vì thế họ khó lòng chống lại các cầu thủ tốc độ bên phía xứ Wales, nhất là Gareth Bale.

Mổ băng tứ kết Ba Lan vs BĐN: Seleccao hay và may
Một lần nữa Bồ Đào Nha lại cầm hòa đối thủ sau 90 phút bằng một thế trận chặt chẽ. Tuy nhiên, trận đấu trước Ba Lan hấp dẫn hơn nhờ rất nhiều toan tính chiến...

Kết luận

Bồ Đào Nha lay lắt vào bán kết nhờ 5 trận hòa rất thiếu thuyết phục. Cho dù họ có siêu sao Ronaldo trong đội hình nhưng các vệ tinh xung quanh lại không đạt yêu cầu. Quan trọng hơn các vận hành đấu pháp của HLV Santos là rất rời rạc. Seleccao có mặt ở vòng 4 đội là thành công quá lớn so với những gì họ đã thể hiện. Thậm chí màn trình diễn của “Brazil châu Âu” vẫn bị đánh giá là thất vọng vì rơi vào nhánh đấu rất dễ dàng. Còn xứ Wales thì ngược lại. Họ đang chứng tỏ mình là một tập thể thật sự gắn kết chứ không chỉ có một mình Gareth Bale. Do đó, cơ hội lọt vào chung kết hoàn toàn nằm trong tầm tay của thầy trò HLV Coleman.

Doãn Công

⇒ Theo dõi thêm thông tin về: Xem bóng đá onlinelịch thi đấu bóng đá việt nam hôm nay.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Nếu muốn tóm tắt những vấn đề hàng thủ của Real Madrid trong giai đoạn đầu mùa giải này, chỉ cần nhìn vào những hành động của Aurelien Tchouameni và David Alaba sau những bàn thua trước Real Sociedad và Atletico Madrid (mặc dù bàn thắng của Takefusa Kubo không được công nhận vì lỗi việt vị).

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Giành được danh hiệu Community Shield không chỉ là cú huých về mặt tinh thần cho Arsenal trước khi bước vào mùa giải mới, mà còn là lời khẳng định về sự trưởng thành của họ trước chính Man City – bởi dưới thời Mikel Arteta, Pháo Thủ trước đây chỉ đúng 1 lần đánh bại được đoàn quân của Pep Guardiola.

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Ilkay Gundogan và Luka Modric là những tiền vệ mang tính biểu tượng của bóng đá đương đại. Trong bài viết trên The Guardian, cựu danh thủ Philipp Lahm nhận định cả 2 cầu thủ này đều là những chuyên gia quản trị rủi ro trên sân, từ đó cho phép họ tạo ra sự kiểm soát, tính ổn định và sự an toàn.

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vị trí và vai trò/chức năng thi đấu của John Stones được xem là một phát kiến bản lề của Pep Guardiola và góp phần khắc họa nên sự thành công vang dội của Man City trong mùa giải đã qua. Cũng chính Stones trở thành một nét chấm phá chiến thuật nữa trong trận chung kết Champions League tại Istanbul. Pep đã lại thay đổi trong trận chung kết, nhưng lần này ông đã giành chiến thắng.

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Đường cong pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Từ vòng 16 đội cho đến tứ kết Champions League mùa giải này, Man City của Pep Guardiola đều chạm trán những đại diện của nước Đức, lần lượt là RB Leipzig và mới đây là Bayern Munich. Lượt về trước Leipzig, City đả bại đối thủ 7-0. Và hồi giữa tuần qua cũng tại Etihad, Bayern trở thành nạn nhân mới nhất của City khi thất bại 0-3. Cả hai chiến thắng ấy đều có chung một dấu ấn chiến thuật đến từ Pep Guardiola: những pha di chuyển hình vòng cung bo hướng ra biên khi gây áp lực tầm cao. 

Xem thêm
top-arrow
X