Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Chiến thuật Bỉ vs Wales: “Italia phiên bản lỗi” hiện hình

Thứ Sáu 01/07/2016 11:02(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Hôm nay sẽ tiếp tục diễn ra trận tứ kết thứ 2 giữa Bỉ vs Wales. Rất nhiều người đang mong đợi sự bất ngờ đến từ thầy trò HLV Coleman bởi họ đang chơi thứ bóng đá gần như tương tự Italia. Thế nhưng mọi sự so sánh đều khập khiễng và giờ là lúc mà “Rồng đỏ” hiện nguyên hình của mình.

Italia phiên bản lỗi

Cho tới lúc này, việc xứ Wales lọt vào tới tứ kết Euro 2016 là điều vượt ngoài sự mong đợi của chính họ. Dù vậy nhiều người vẫn cho rằng họ sẽ tiếp tục bay cao tại giải đấu năm nay. Đầu tiên là sự góp mặt của 2 cái tên chất lượng là Bale và Ramsey. Chưa hết, thầy trò HLV Coleman được đánh giá là sẽ vào sâu trong giải nhờ lối chơi giống Italia rất thực dụng và hiện đại. Thực tế, đội bóng thuộc xứ sương mù đã thi đấu đầy thuyết phục kể từ đầu giải đến nay. Họ thắng 3/4 trận, ghi tới 7 bàn và chỉ để thủng lưới 3 lần là con số tương đối ấn tượng. Thậm chí còn ghi nhiều bàn hơn cả Azzurri. Thế nhưng mọi so sánh đều khập khiễng, bản sao thì không bao giờ có thể so sánh với bản chính được.

Vẫn là lối chơi 3-5-2 cùng cách phòng ngự phản công nhưng xứ Wales ở cấp độ thấp hơn khá nhiều. Họ chỉ là phòng ngự hoặc tập trung số đông ở giữa sân để phong tỏa đối thủ. Điều này trở nên có tác dụng cho tới trước vòng tứ kết của Euro 2016 là vì họ đều gặp những đối thủ không mạnh. Nga thì quá yếu, Slovakia không có gì đặc biệt, Bắc Ireland chỉ là một tí hon tại châu Âu. Thất bại duy nhất của họ là trước ĐT Anh, đội bóng cũng đã bị loại bởi Iceland. Nói chung, Bale và các đồng đội đang chơi thành công vì họ chưa gặp phải đối thủ nào quá đáng gờm chứ không phải vì họ quá hay. Đoàn quân của Coleman thiếu rất nhiều thứ để có thể chơi được như Italia. Vì thế cơ hội để họ chiến thắng trong trận Bỉ vs Wales như cách Azzurri từng làm là không nhiều.

Chien thuat Bi vs Wales Italia phien ban loi hien hinh hinh anh
Xứ Wales khó ngăn được Bỉ

3-5-2 kiểu Anh

Xứ Wales vận hành 3-5-2 phòng ngự phản công để chống lại các đối thủ. Hàng thủ với Williams, Davies và Chester đầy cơ bắp, ở phía trên là tốc độ của Bale và phần nào đó của Ramsey sẽ trừng phạt đối phương. Mới nghe có vẻ hợp lý nhưng cách chơi kiểu Anh truyền thống, mạnh về bóng bổng, tốc độ của “Rồng đỏ” không phải lựa chọn quá hợp lý cho sơ đồ 3 hậu vệ. Bởi đơn giản, các hậu vệ của Wales không có kinh nghiệm và sự tinh ranh như các hậu vệ Italia. Hàng tiền vệ cũng vậy, họ không đủ cơ động và nhất là nhãn quan chiến thuật để chơi biến hóa như Azzurri. Tất nhiên điều quan trọng không kém là Coleman không thể có được sự nhạy bén, sâu sắc như Conte được.

4 trận đấu đã qua phản ánh tương đối khác biệt giữa 3-5-2 “phiên bản gốc” của Italia và “phiên bản copy” của xứ Wales. Nếu đội bóng áo Thiên Thanh hạ gục những ông lớn như Bỉ, Tây Ban Nha bằng sự cơ động mà tiêu biểu là khả năng di chuyển tới gần 120km trong mỗi trận nhưng thầy trò HLV Coleman thì không. Thậm chí họ còn chạy ít hơn cả đối thủ kể từ đầu giải đến nay.

Chien thuat Bi vs Wales Italia phien ban loi hien hinh hinh anh goc
Cách chơi 3-5-2 của xứ Wales còn rất nhiều vấn đề

Ở trận ra quân gặp Slovakia, xứ Wales di chuyển tổng cộng 109,4km, ít hơn đôi chút so với đối thủ là 109,6 km. Thậm chí hôm đó, các học trò của Coleman chỉ có vỏn vẹn 277/352 đường chuyền, tỷ lệ chính xác 79%. Con số này bên phía Slovakia là 432/510 đường chuyền thành công, tỷ lệ 85%. Tất nhiên Hamsik và các đồng đội cũng cầm bóng nhiều hơn (56%) và tung ra số cú dứt điểm hơn hẳn (13 so với 11). Như thế có nghĩa, “Rồng đỏ” có ít bóng, chuyền sai nhiều hơn đối phương. Tuy nhiên điểm khác biệt với Italia là thầy trò HLV Conte chạy rất nhiều để áp sát, đoạt lại bóng và di chuyển chiến thuật. Còn xứ Wales thậm chí còn “lười” chạy hơn đối thủ. Như vậy ai sẽ giúp họ đoạt lại bóng đã mất? Họ lấy đây ra bóng để phản công đây?

Info thong ke xu wales
Thống kê xứ Wales trong 4 trận đã qua

Điều tương tự gần như lặp lại ở trận gặp Anh, Nga và Bắc Ireland. Dù có thắng, có thua nhưng họ đều di chuyển ít hơn đối phương. Điều này cho thấy cách vận hành của xứ Wales không hề cơ động. Do đó họ cũng không thể bù đắp được hạn chế về kiểm soát bóng và mất bóng như cách Italia đang làm. Thực tế họ chỉ thắng nhờ những màn tỏa sáng cá nhân hay đá phạt của Bale. Còn các đối thủ như Slovakia, Nga, Bắc Ireland lại có hàng công quá yếu, không thể tận dụng tử huyệt mà xứ Wales lộ ra.

Bỉ vs xứ Wales (2h ngày 2/7): Khi Quỷ đỏ đã vào guồng…
ĐT Bỉ được đánh giá là một trong những ứng viên nặng ký cho chức vô địch Euro 2016 lần này và với khí thế đang có sau chiến thắng tưng bừng trước Hungary, dĩ...

Kết luận

Bỉ đã thua Italia với cách chơi 3-5-2 nhưng bản lĩnh của Azzurri là không phải bàn cãi. Xứ Wales cũng sử dụng chiến thuật tương tự, tuy nhiên họ còn cách Thiên Thanh một khoảng cách rất xa về đẳng cấp. Không chỉ cầm bóng, chuyền bóng kém mà thầy trò HLV Coleman cũng không biết cách pressing của đội “chiếu dưới”. Chuỗi trận ấn tượng đã qua chỉ là vì họ toàn gặp những đội bóng rất kém về chiến thuật. Còn hôm nay, những khiếm khuyết trong lối chơi của xứ Wales sẽ bộc lộ trước dàn sao đắt giá của Bỉ. Vấn đề chỉ là Hazard và các đồng đội có tận dụng được các cơ hội ngon ăn trước khung thành Hennessey hay không mà thôi!

Doãn Công

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Nếu muốn tóm tắt những vấn đề hàng thủ của Real Madrid trong giai đoạn đầu mùa giải này, chỉ cần nhìn vào những hành động của Aurelien Tchouameni và David Alaba sau những bàn thua trước Real Sociedad và Atletico Madrid (mặc dù bàn thắng của Takefusa Kubo không được công nhận vì lỗi việt vị).

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Giành được danh hiệu Community Shield không chỉ là cú huých về mặt tinh thần cho Arsenal trước khi bước vào mùa giải mới, mà còn là lời khẳng định về sự trưởng thành của họ trước chính Man City – bởi dưới thời Mikel Arteta, Pháo Thủ trước đây chỉ đúng 1 lần đánh bại được đoàn quân của Pep Guardiola.

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Ilkay Gundogan và Luka Modric là những tiền vệ mang tính biểu tượng của bóng đá đương đại. Trong bài viết trên The Guardian, cựu danh thủ Philipp Lahm nhận định cả 2 cầu thủ này đều là những chuyên gia quản trị rủi ro trên sân, từ đó cho phép họ tạo ra sự kiểm soát, tính ổn định và sự an toàn.

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vị trí và vai trò/chức năng thi đấu của John Stones được xem là một phát kiến bản lề của Pep Guardiola và góp phần khắc họa nên sự thành công vang dội của Man City trong mùa giải đã qua. Cũng chính Stones trở thành một nét chấm phá chiến thuật nữa trong trận chung kết Champions League tại Istanbul. Pep đã lại thay đổi trong trận chung kết, nhưng lần này ông đã giành chiến thắng.

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Đường cong pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Từ vòng 16 đội cho đến tứ kết Champions League mùa giải này, Man City của Pep Guardiola đều chạm trán những đại diện của nước Đức, lần lượt là RB Leipzig và mới đây là Bayern Munich. Lượt về trước Leipzig, City đả bại đối thủ 7-0. Và hồi giữa tuần qua cũng tại Etihad, Bayern trở thành nạn nhân mới nhất của City khi thất bại 0-3. Cả hai chiến thắng ấy đều có chung một dấu ấn chiến thuật đến từ Pep Guardiola: những pha di chuyển hình vòng cung bo hướng ra biên khi gây áp lực tầm cao. 

Xem thêm
top-arrow
X